Phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh lý tim mạch

Bị suy tim nên tập thể dục thế nào?

Thuốc chống trầm cảm có thể điều trị suy tim

Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim do thuốc chữa ợ nóng

7 dấu hiệu nhồi máu cơ tim không nên bỏ qua

Suy tim: Biến chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng một phần cơ tim bị hủy khi không được cung cấp đủ máu, gây ra do tắc nghẽn hoặc co thắt mạch vành. Càng nhiều cơ tim bị hủy hoại, nguy cơ bị suy tim càng cao. Suy tim thường xuất hiện trong 2 tuần đầu sau nhồi máu cơ tim, đặc biệt là ở những người bị nhồi máu cơ tim tái phát hoặc bị đau thắt ngực kéo dài. Người bệnh có thể bị trụy mạch, biểu hiện là hạ huyết áp, mạch nhanh, vã mồ hôi và yếu. Khi bị suy tim trái cấp tính, người bệnh sẽ bị khó thở kịch phát, mạch nhanh, phù phổi cấp,…

Tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Theo thống kê tại Viện Tim mạch Việt Nam, trong vòng 5 năm từ 1991 – 1995 chỉ có 82 bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim, trong khi chỉ trong năm 2010 đã có 302 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh.

(Nguồn: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam)

Sau đợt tấn công của nhồi máu cơ tim, cơ thể sẽ tiến hành “tu sửa” những thiệt hại do nhồi máu cơ tim gây ra. Tuy nhiên, hoạt động “tu sửa” này có thể không mang ý nghĩa tích cực!

Nhồi máu cơ tim khiến các cơ tim khỏe mạnh phải đảm nhận cả công việc của các cơ bị hư hỏng, càng nhiều cơ bị hư hỏng thì khối lượng của các cơ còn lại càng lớn. Sự giãn làm tăng sức mạnh của các cơ tim khỏe mạnh, giúp chúng có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên, giống như một sợi dây cao su nếu bị căng quá sẽ đứt, nếu các cơ tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài sẽ trở nên mềm và dẫn đến suy tim. Hay nói cách khác, “tu sửa” sau nhồi máu cơ tim có thể giúp tim hoạt động tốt hơn trong thời gian ngắn nhưng lại gây tác hại về lâu dài.

Phòng ngừa suy tim bằng cách nào?

Bỏ thuốc lá là một trong những việc cần làm để bảo vệ trái tim

Sau khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như mức độ hư tổn của cơ tim. Việc điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống phù hợp sau nhồi máu cơ tim có thể trì hoãn hoặc ngăn cản sự tấn công của bệnh suy tim.

Để phòng ngừa suy tim, người bệnh cần:

- Bỏ hút thuốc lá.

- Kiểm soát huyết áp, cholesterol và bệnh đái tháo đường (nếu có).

- Duy trì hoạt động thể chất, tập thể dục theo hướng dẫn của bác sỹ.

- Ăn các thực phẩm tốt cho tim.

- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh.

- Quản lý căng thẳng.

Kim Chi H+ (Theo Heartdisease)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch