Phẫu thuật cắt túi mật trong thai kỳ có làm tăng nguy cơ sinh non?

Phẫu thuật cắt túi mật có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu

Đừng bỏ qua các triệu chứng cảnh báo bệnh túi mật, sỏi mật

Viêm túi mật cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Túi mật hoạt động thế nào và tại sao sỏi mật hình thành trong túi mật?

Làm sao để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa sỏi mật một cách tự nhiên?

Các nhà khoa học từ Đại học Temple (Mỹ) đã tiến hành so sánh 403 phụ nữ mang thai trải qua phẫu thuật cắt túi mật trong vòng 90 ngày trước khi sinh với 17.490 phụ nữ thực hiện phẫu thuật trong vòng 3 tháng sau khi sinh.

Phẫu thuật cắt túi mật trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người phụ nữ đã cắt túi mật trong thai kỳ có nguy cơ sinh non cao hơn, phải nằm viện lâu hơn và có nguy cơ tái nhập viện cao hơn so với những người trì hoãn phẫu thuật cho tới sau khi sinh nở.

Theo bài đăng trên Tạp chí American College of Surgeons, nguy cơ mắc biến chứng tiền sản giật (tăng huyết áp thai kỳ), xuất huyết và sinh non sẽ tăng đáng kể khi người mẹ thực hiện phẫu thuật cắt túi mật trong thai kỳ. Cụ thể, nguy cơ tiền sản giật ở những phụ nữ thực hiện phẫu thuật trong tam cá nguyệt thứ ba cao hơn 1% so với những người chờ tới sau khi sinh.

Tỷ lệ xuất huyết và sinh non với những bà bầu đã cắt túi mật trong khi mang thai lần lượt cao hơn 3% và 12%, trong khi đó, những phụ nữ phẫu thuật trong tam cá nguyệt thứ ba có nguy cơ sinh non cao và gặp các biến chứng khác cao hơn gấp 2 lần so với những người trì hoãn phẫu thuật.

GS. Henry A. Pitt - tác giả nghiên cứu giải thích rằng, khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng cao có thể là nguyên nhân khiến bà bầu tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.

Nếu những viên sỏi không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, việc điều trị là chưa cần thiết. Trong trường hợp các viên sỏi gây nhiễm trùng, đau đớn, các bác sỹ có thể đề nghị bạn phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

“Chúng tôi cho rằng nếu có thể trì hoãn phẫu thuật, những người phụ nữ bị sỏi mật trong thai kỳ nên cố chờ đợi càng lâu càng tốt để thai nhi có thể trưởng thành hơn trước khi tiến hành phẫu thuật cắt túi mật”, GS. Henry A. Pitt cho biết.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Sau khi sinh, tình trạng homrone dao động và việc giảm cân nhanh chóng có thể khiến chị em phụ nữ dễ bị sỏi mật trở lại. Nếu sau khi sinh, các triệu chứng sỏi mật, viêm túi mật mật vẫn không được cải thiện, bạn có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang, giúp hỗ trợ điều trị cho người bị sỏi mật, phòng ngừa tái phát cơn đau do sỏi mật.

Đừng bỏ qua các triệu chứng cảnh báo bệnh túi mật, sỏi mật - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa