Phối hợp quốc tế trong thực hiện những ca phẫu thuật khó

Phương pháp phẫu thuật nội soi một cổng có nhiều ưu điểm so với phẫu thuật mở thông thường

Đằng sau cơn khủng hoảng ngành y tế ở Hàn Quốc

Y tế tuần: 93 ngày hồi sinh bé gái sinh non chỉ nặng 550gr

Bộ Y tế đề nghị xác minh, xử lý vụ "bác sĩ mổ nhầm bệnh nhân" ở Lâm Đồng

Chủ tịch Quốc hội: Ngành y tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất

Bác sĩ Việt – Nhật phối hợp phẫu thuật ung thư phổi

Thông tin từ Bệnh viện K, các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực và bác sĩ Yukihiro Yoshida - Viện Ung thư Quốc Gia Nhật Bản đã tiến hành phẫu thuật nội soi cho trường hợp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm.

Bệnh nhân 58 tuổi, trú tại Hà Nam, phát hiện tổn thương phổi phải cách đây 3 năm, bệnh nhân theo dõi định kỳ. Đợt khám gần đây nhất, sau khi chụp CT ngực, phát hiện tổn thương phổi tăng kích thước.

Xác định đây là một ca ung thư phổi giai đoạn sớm, TS.BS Nguyễn Khắc Kiểm - Trưởng khoa Ngoại lồng ngực cùng các bác sĩ trong khoa tiến hành hội chẩn với sự tham gia của BS Yukihiro Yoshida - Trung tâm phẫu thuật lồng ngực, Viện Ung thư quốc gia Nhật Bản, quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp phẫu thuật nội soi một cổng.

Ca mổ diễn ra thuận lợi và chỉ sau 2 ngày phẫu thuật bệnh nhân đã giao tiếp trở lại - Ảnh: Bệnh viện K

Ca mổ diễn ra thuận lợi và chỉ sau 2 ngày phẫu thuật bệnh nhân đã giao tiếp trở lại - Ảnh: Bệnh viện K

Với mong muốn quyết tâm điều trị bệnh của bệnh nhân và gia đình, ngày 23/2, BS. Yoshida, TS. Kiểm cùng ekip đã tiến hành phẫu thuật, cắt thùy dưới phổi phải và vét hạch hệ thống cho bệnh nhân.

Theo TS. Kiểm, ưu điểm của phương pháp phẫu thuật nội soi một cổng là đường rạch da tối thiểu chỉ từ 2,5-3cm, bệnh nhân sẽ ít đau, hồi phục tốt hơn từ đó rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân. Hậu phẫu ngày thứ 2, toàn trạng bệnh nhân ổn định, ít đau, phổi nở thông khí tốt.

BS. Yoshida đánh giá cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của phẫu thuật viên Bệnh viện K và tin tưởng rằng bệnh viện sẽ còn phát triển hơn nữa với thế mạnh mũi nhọn về ngoại khoa.  

Mổ cột sống bằng phương pháp ít xâm lấn

Bệnh viện Việt Đức có thế mạnh trong mổ cột sống ít xâm lấn - Ảnh: BVCC

Bệnh viện Việt Đức có thế mạnh trong mổ cột sống ít xâm lấn - Ảnh: BVCC

Bệnh viện Việt Đức và chuyên gia Singapore thực hiện ca phẫu thuật điều trị xẹp đĩa đệm cột sống thắt lưng cho bệnh nhân 63 tuổi bằng kỹ thuật mổ ghép xương liên thân đốt cột sống thắt lưng đường chếch bên (OLIF).

Đây là kỹ thuật ít xâm lấn nhất hiện nay, được sử dụng ở nhiều quốc gia phát triển nhưng lần đầu thực hiện tại Việt Nam.

Theo PGS.TS Đinh Ngọc Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức, cách phẫu thuật này đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm, làm chủ hoàn toàn kỹ thuật khi can thiệp cột sống gần các mạch máu lớn, các tạng trong ổ bụng và thành thạo các kỹ thuật can thiệp đường bên. Ưu điểm là thời gian nằm viện rất ít do phương pháp ít xâm lấn, người bệnh bình phục nhanh, thường sau 3 ngày bệnh nhân được xuất viện.

Bệnh viện Việt Đức đã mời chuyên gia của Singapore sang Việt Nam để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, mong muốn chuyển giao kỹ thuật này cho nhiều đồng nghiệp ở các bệnh viện khác được tập huấn, làm chủ kỹ thuật.

Can thiệp tim cứu trẻ sơ sinh hẹp khít động mạch phổi

BS Nguyễn Trung Kiên cùng ekip đã thành công 2 lần can thiệp trường hợp trẻ sơ sinh bị dị tật hẹp khít động mạch phổi - Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai

BS Nguyễn Trung Kiên cùng ekip đã thành công 2 lần can thiệp trường hợp trẻ sơ sinh bị dị tật hẹp khít động mạch phổi - Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai

Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai can thiệp thành công cho một trẻ sơ sinh bị hẹp khít động mạch phổi. Đây là kết quả của việc phát hiện, theo dõi từ trong bào thai và xử trí thành công ngay sau khi cháu bé chào đời chưa đầy 24 giờ.

Ở tuần thứ 31, thai nhi được chẩn đoán hẹp van động mạch phổi nặng, thiểu sản tâm thất phải. Những trường hợp này cần phải can thiệp sớm ngay sau khi cháu bé chào đời, nếu không xử trí kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 

Ngay sau khi chào đời tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, bé đã được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, ThS.BS Nguyễn Trung Kiên - Phó Giám đốc Trung tâm Nhi Khoa cùng các cộng sự can thiệp lần 1 với kỹ thuật nong van động mạch phổi. Ba ngày sau đó, bé được can thiệp lần 2 với kỹ thuật đặt stent ống động mạch. Đây là một kỹ thuật khó, tinh vi, nhất là với trẻ sơ sinh, bởi các mạch máu của bé sơ sinh thì cực kỳ mỏng manh. 

Đến sáng ngày 29/2, bé đã được xuất viện trong niềm vui của gia đình và các y bác sĩ.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn