Bùng nổ sinh con năm Rồng liệu có phải tín hiệu tích cực trong bối cảnh tỷ suất sinh giảm mạnh?
Đi tìm lời giải cho bài toán “già hóa chủ động và khỏe mạnh”
Già hóa dân số: Thách thức và hệ lụy
Việt Nam cần làm gì để cân bằng tỷ lệ sinh từ các kinh nghiệm quốc tế?
Giải pháp nào để tăng tỷ lệ sinh đã được các nước áp dụng?
Tỷ suất sinh thấp kỷ lục năm 2023
Theo Reuters, dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho thấy tỷ suất sinh của Hàn Quốc giảm mạnh vào năm 2023. Số con mà một người phụ nữ sinh trong đời giảm xuống 0,72 con/phụ nữ. Con số này thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế 2,1 để duy trì dân số hiện tại là 51 triệu người.
Phụ nữ Hàn Quốc sinh con muộn, thậm chí không muốn sinh con, một phần do gánh nặng chi phí nuôi dạy trẻ cũng như ưu tiên sự nghiệp. Thu nhập bình quân của nữ giới chỉ bằng 2/3 nam giới, nên nhiều người không muốn bỏ qua những cơ hội thăng tiến.
Cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của Hàn Quốc đã trở thành rủi ro hàng đầu đối với đà tăng trưởng kinh tế và hệ thống phúc lợi xã hội. Hàn Quốc trước đây dự đoán tỷ suất sinh của nước này có khả năng giảm thêm xuống 0,68 vào năm 2024. Thủ đô Seoul, nơi có chi phí nhà ở cao nhất cả nước, tỷ suất sinh chỉ là 0,55 vào năm ngoái, mức thấp nhất cả nước.
Hàn Quốc không phải quốc gia duy nhất tại châu Á đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Tại Nhật Bản, số trẻ ra đời trong năm 2023 xuống mức thấp kỷ lục, kéo dài xu hướng giảm 8 năm liên tiếp.
Vào năm 2022, tỷ suất sinh thấp tại Nhật Bản giảm kỷ lục chỉ còn 1,26, còn tại Trung Quốc là 1,09. Tuy nhiên, Reuters dẫn thông tin từ tờ Yicai cho biết, số trẻ chào đời ở quốc gia tỷ dân này đã tăng đáng kể từ Tết Nguyên đán. Rồng là con giáp mang ý nghĩa tốt lành, được cho là đem lại số mệnh tốt trong văn hóa phương Đông.
Còn ở châu Âu, dữ liệu của Eurostat ghi nhận tỷ suất sinh năm 2023 ở Tây Ban Nha giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1941. Tỷ suất hiện là 1,19 ca sinh trên mỗi phụ nữ, dưới mức trung bình của Liên minh châu Âu là 1,53, và thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế. Các chuyên gia nhận định, tình trạng bất ổn kinh tế, thất nghiệp, giá nhà đất tăng cao là một số lý do khiến phụ nữ Tây Ban Nha mang thai muộn, hoặc sinh ít con hơn dự định ban đầu.
Tổng tỷ suất sinh năm 2023 tại Việt Nam là 1,95, giảm so với năm ngoái (2,01 con). Mức sinh của TP.HCM hiện là 1,42 con, đã tăng so với năm 2022 nhưng vẫn là mức sinh rất thấp, đáng báo động.
Cần làm gì để chuẩn bị tăng dân số năm Rồng?
Trong bối cảnh tỷ suất sinh giảm và già hóa dân số nhanh chóng, năm Giáp Thìn là cơ hội tăng dân số của nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, các nhà nhân khẩu học cho rằng, sự bùng nổ này chỉ có thể sẽ tồn tại trong thời gian ngắn, đặc biệt khi các nguyên nhân sâu xa như gánh nặng y tế - giáo dục, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ kết hôn không được giải quyết triệt để.
Cũng do tỷ suất sinh tăng đột biến, trẻ em sinh năm Rồng thường đối mặt với tỷ lệ cạnh tranh hơn trong các cuộc thi tuyển từ khi đi học tới khi tham gia thị trường lao động.
PGS. Anna Matysiak – Đại học Warsaw (Ba Lan) nhận định “tăng tỷ suất sinh rất, rất khó”, sau nhiều năm theo dõi các chính sách thất bại tại Trung Âu. Tỷ suất sinh tại lục địa này đã duy trì ở ngưỡng 1,5 hơn một thập kỷ qua. Ngoài phúc lợi cơ bản, các quốc gia châu Âu đã chi hàng tỷ euro cho các chính sách kích thích sinh con, từ tặng tiền mặt, giảm thuế, chế độ nghỉ thai sản có lương, trợ cấp trẻ em…
Tây Ban Nha đã thực hiện những chính sách bình đẳng về chế độ nghỉ thai sản cho cha mẹ nhằm tăng tỷ lệ sinh. Một số khu vực thực hiện các biện pháp tài chính, giảm thuế để kích thích công dân kết hôn, lập gia đình. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế và nhân khẩu học, như vậy vẫn chưa đủ.
Tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long đã kêu gọi các gia đình sinh thêm con trong năm Giáp Thìn, cùng các biện pháp khích lệ như tăng thời gian nghỉ thai sản được chính phủ trả lương từ 2 lên 4 tuần.
Về mặt sức khỏe, trong một phóng sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Thầy thuốc nhân dân, GS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cảnh báo, các gia đình cần cân nhắc nhiều điều trước khi mang thai trong năm nay. "Tôi được biết, mọi người tự tra cứu trên mạng hoặc truyền tai nhau, áp dụng rất nhiều giải pháp để cố phải đậu thai vào năm nay, như là áp dụng môi trường, sử dụng 'thuốc tây, thuốc ta' không có sự kiểm soát nào cả", GS. Ánh cảnh báo. Chẳng hạn, người mẹ đang có vết sẹo mổ tử cung chưa đủ thời gian để lành hẳn lại cố mang thai trong năm nay là "một câu chuyện nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con".
Bình luận của bạn