- Chuyên đề:
- Suy tim
Không có khả năng duy trì một công việc sẽ ảnh hưởng tới thu nhập kinh tế của gia đình
Chấm dứt chuỗi ngày ho, phù, khó thở, mệt mỏi vì suy tim
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 qua đời vì viêm phổi, suy tim
Những người thực hiện 7 việc này mỗi ngày rất khó bị suy tim
Tăng huyết áp có biểu hiện khó thở, ho, mệt khi đi lại có phải suy tim?
Theo TS. Rasmus Roerth, không có khả năng duy trì một công việc sẽ ảnh hưởng tới thu nhập kinh tế và đây là hậu quả gián tiếp từ bệnh suy tim mang lại.
Nghiên cứu này được thực hiện trong 11.880 bệnh nhân suy tim trong độ tuổi lao động từ 18 - 60. Những thông tin về tuổi tác, thời gian nằm viện, giới tính, trình độ học vấn và các bệnh đi kèm đều được thu thập, dựa vào hồ sơ đã đăng ký để điều tra.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy, một năm sau khi được nhập viện vì suy tim lần đầu tiên, 68% bệnh nhân đã đi làm trở lại, 25% đã nghỉ việc và 7% tử vong. Nam giới có nhiều khả năng quay trở lại làm việc hơn phụ nữ, do nam giới có khả năng phục hồi tốt hơn phụ nữ. Tỷ lệ này đã khẳng định được rằng, suy tim làm giảm khả năng lao động của bệnh nhân, làm cho bệnh nhân khó duy trì một cuộc sống độc lập và bình thường. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những bệnh nhân có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc hợp lý và có trình độ học thức cao, có khả năng quay trở lại làm việc như bình thường.
Theo TS. Roerth, không thể quay trở lại lao động là một trong những hậu quả kinh tế to lớn đối với bệnh nhân suy tim, khiến họ không đủ khả năng sử dụng các phương pháp phục hồi chức năng chuyên sâu, để giúp cải thiện chức năng tim và giảm nhanh các triệu chứng của suy tim.
Bên cạnh liệu pháp điều trị chính, nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ điều trị bổ sung, nhất là từ các sản phẩm từ thảo dược như Đan Sâm, Vàng Đằng, Natto,... có thể giúp giảm triệu chứng, làm chậm tiến trình suy tim, từ đó giúp người bệnh ổn định sức khỏe và trở lại cuộc sống tốt hơn.
Ngọc Hoa H+ (Theo Medicalnewstoday)
Bình luận của bạn