- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay
7 điều bạn nên biết về bệnh rối loạn nhịp tim
Làm việc căng thẳng khiến bạn dễ mắc bệnh tim nguy hiểm này!
Cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể giúp giảm nguy cơ rung nhĩ
Rung nhĩ, tăng huyết áp gây hồi hộp có uống Ninh Tâm Vương được không?
Dưới đây là 5 quy tắc người bị rối loạn nhịp tim, rung nhĩ nên tuân thủ:
Tập thể dục thường xuyên
Thường xuyên tập thể dục giúp bạn kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện tâm trạng. Do đó, người bệnh rối loạn nhịp tim nên tập thể dục vừa sức, hàng ngày.
Tuy nhiên, những người bị rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ phải dùng một số loại thuốc nhất định nên chú ý không tập luyện quá sức, đặc biệt tránh những bài tập nặng như đi bộ đường dài và chạy bộ nếu nhịp tim của bạn không được kiểm soát tốt.
Trong quá trình tập luyện, nếu bạn cảm thấy cơn rối loạn nhịp tim, trống ngực đi kèm cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, hãy tạm nghỉ và thông báo với bác sỹ nếu cần thiết.
BS. Donald Orth - bác sỹ chuyên khoa tim mạch thuộc Hệ thống Y tế Lourdes (Mỹ) cảnh báo: “Những người dùng các loại thuốc chống đông máu nên cẩn thận để không bị va đập, dẫn đến trầy xước hay bầm tím. Các loại thuốc này có thể gây khó cầm máu hơn nếu bạn bị thương”.
Người bị rối loạn nhịp tim nhanh nên cố gắng tập thể dục đều đặn, vừa sức
Tránh căng thẳng, stress
Những người thường xuyên bị căng thẳng sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác, trong đó có rối loạn nhịp tim. Do đó, giảm căng thẳng là cách đơn giản nhất để ổn định nhịp tim cho người bệnh rung nhĩ. Để giảm căng thẳng, bạn nên: Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, ngồi thiền và tập yoga...
Có thể đi du lịch, nhưng nên chuẩn bị kỹ càng
Người bị rối loạn nhịp tim thường cảm thấy khá căng thẳng, lo lắng và cho rằng mình không thể đi du lịch. Tuy nhiên, tin vui là việc đi máy bay, đi du lịch được coi là khá an toàn với hầu hết những người bị rối loạn nhịp tim.
Bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn thuốc men, tra cứu trước một vài cơ sở y tế tại địa điểm du lịch (đề phòng có vấn đề phát sinh). Ngoài ra, việc ngồi lâu có thể làm tăng nguy cơ đông máu, do đó người bị rối loạn nhịp tim hãy đứng dậy và đi lại nếu có thể.
Cần có chế độ ăn uống tốt cho tim mạch
Một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thịt nạc… rất tốt cho người bệnh rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu Warfarin, các loại rau giàu vitamin K như cải xoăn và rau chân vịt có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
Hiệp hội Tim mạch (Mỹ) cũng khuyên người bệnh rối loạn nhịp tim nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, natri và đồ uống có đường.
Duy trì hoạt động tình dục đều đặn
Một khi đã kiểm soát được bệnh rung nhĩ, BS. Donald Orth khuyên người bệnh nên duy trì các hoạt động thường ngày một cách đều đặn: “Các hoạt động tập thể dục như chạy bộ, tập gym và ngay cả hoạt động tình dục ở mức độ vừa phải đều tốt cho sức khỏe”.
Trên thực tế, quan hệ tình dục đã được chứng minh có thể giúp giảm đau đầu và cải thiện giấc ngủ. Điều này đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là rối loạn nhịp tim.
Theo nghiên cứu được công bố trên American Journal of Cardiology, nam giới quan hệ tình dục 2 lần/tuần ít có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hơn những người chỉ quan hệ 1 lần/tháng.
Vi Bùi H+ (Theo Sharecare)
Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực... cho người có nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu.
Bình luận của bạn