- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Có nhiều vấn đề sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với ADHD
Trả lời 6 câu hỏi để bắt bệnh ADHD ở người lớn
Những lầm tưởng về hội chứng tăng động giảm chú ý ADHD
Cha mẹ hỗ trợ điều trị ADHD cho trẻ như thế nào?
Bữa ăn cân bằng carbohydrate và protein giúp ích trong điều trị ADHD
Dưới đây là 6 vấn đề sức khỏe thường bị nhầm lẫn với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD):
1. Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder)
Đây là một tình trạng nghiêm trọng ở trẻ em và cả người lớn dẫn đến, còn được gọi là bệnh hưng - trầm cảm. Bệnh nhân có những cơn bùng nổ cảm xúc thất thường. Trong trạng thái hưng cảm, bệnh nhân có những hành động thái quá, hiếu động, bốc đồng, hào hứng. Còn khi bị trầm cảm, bệnh nhân thường buồn chán, thờ ơ, giảm chú ý. Chính vì vậy, rối loạn lưỡng cực thường bị nhầm lẫn với ADHD.
Có thể phân biệt ADHD và rối loạn lưỡng cực dựa vào một số đặc điểm như: ADHD là mạn tính, thường khởi phát từ thời thơ ấu, trong khi rối loạn lưỡng cực chỉ thường gặp ở người trường thành; Hiếm khi người bị ADHD có cảm giác thất vọng, trầm cảm, mất trí nhớ như bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực.
2. Rối loạn giấc ngủ
Trẻ bị ADHD thường gặp phải nhiều rắc rối đối với giấc giấc ngủ, tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân ADHD đều bị rối loạn giấc ngủ. Theo số liệu thống kê của National Sleep Foundation năm 2004, có hơn 66% trẻ em Mỹ bị ít nhất một rối loạn giấc ngủ. Việc thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ADHD và trong một số trường hợp, điều trị rối loạn giấc ngủ có thể tác động tích cực tới ADHD.
Điều thú vị là, trẻ bị mất ngủ đơn thuần thường cảm thấy mệt mỏi, trong khi đó, những đứa trẻ ADHD lại quá thừa năng lượng đến nỗi không ngủ được.
3. Chấn thương thời thơ ấu (Childhood Trauma)
Trẻ gặp phải những chấn thương thời thơ ấu cũng thường có các triệu chứng bị nhầm lẫn với ADHD.
Một nghiên cứu trên AcesTooHigh.com cho hay, trẻ em sống ở khu vực thu nhập thấp, trong gia đình hay môi trường sống bạo lực, nhiều căng thẳng thường bị chấn thương thời thơ ấu. Có thể thuở nhỏ chúng đã từng gặp tai nạn, tổn thương thể chất, bị lạm dụng, không được chăm sóc hay bạo lực gia đình. Những đứa trẻ này phát triển sự cảnh giác và tự tách ra khỏi tập thể - thường bị nhầm với sự giảm chú ý. Bên cạnh đó sự bốc đồng có thể bùng phát khi bị căng thẳng - một dấu hiệu của ADHD.
4. Chế độ ăn sai lầm
Điều này không có nghĩa là trẻ bị ADHD là do chế độ ăn uống không khoa học. Thực tế, nhiều thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng hiếu động hay giảm chú ý giống như ADHD, đặc biệt là khi trẻ ăn: Kẹo, nước soda, rau củ quả nhiễm hóa chất độc…
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, ăn nhiều đường tinh luyện (có trong kẹo, bánh) trước khi ngủ khiến trẻ quậy phá, nghịch ngợm và khó ngủ hơn.
5. Tự kỷ
Những trẻ bị tự kỷ khi gặp tình huống quá căng thẳng dễ dẫn đến tình trạng hiếu động giống như những trẻ bị ADHD. Cả chứng tự kỷ và ADHD đều có chung các triệu chứng như: Ức chế khả năng học tập và chậm phát triển các kỹ năng xã hội.
6. Rối loạn xử lý cảm giác (Sensory processing disorders/SPD)
SPD là rối loạn về sự tiếp thu và xử lý sai lệch những thông tin chuyển từ các giác quan đến não. Trong một số trường hợp, người bị ADHD cũng có thể bị SPD. Trẻ bị SPD thường ít tham gia các hoạt động xã hội, có thể bị xao nhãng, ít tập trung hơn các trẻ khác.
Biết Tuốt H+
Gợi ý thực phẩm chức năng cốm Egaruta giúp giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc:
Bình luận của bạn