- Chuyên đề:
- Ngăn ngừa vẩy da
Ngứa ngáy, khó chịu là một cơn ác mộng với người bệnh vẩy nến
Dùng kem bôi thảo dược nào cho bệnh vảy nến?
5 bài tập tốt cho người bị viêm khớp vẩy nến
Video: Muốn giảm triệu chứng bệnh vẩy nến, hãy giảm cân
Da có vảy trắng, ngứa có phải là dấu hiệu vảy nến?
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến?
Vảy nến là một bệnh về da khá phổ biến hiện nay, triệu chứng điển hình là trên da xuất hiện các mảng đỏ với vảy trắng, bạc. Bệnh thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, bệnh vảy nến được hình thành khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn. Bình thường, hệ miễn dịch là “hàng rào” bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus,... Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn thì không những không bảo vệ được cơ thể mà đặc biệt là nhận diện nhầm những cơ quan, tế bào của cơ thể là tác nhân lạ, do đó sinh ra phản ứng tấn công, phá hủy chúng. Trong bệnh vảy nến, cơ quan bị tổn thương đó chính là da. Điều này khiến các tế bào da bị rút ngắn thời gian sống, chết đi quá nhanh, quá trình chết tế bào cũng vì thế mà bị rối loạn, các tế bào da chết tích tụ lại tạo thành mảng vảy nến.
Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ bùng phát vảy nến
Ngoài nguyên nhân trên, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến, bao gồm:
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- Thời tiết khô, lạnh.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên và viêm họng liên cầu khuẩn.
- Da khô và bị tổn thương khi bị bỏng, côn trùng cắn,…
- Hút thuốc và uống rượu, bia quá nhiều,…
Cách giảm vảy nến
Bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, bong vảy, đau rát... do vảy nến gây ra:
Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da
Các acid như glycolic, salicylic và acid lactic được tìm thấy trong xà phòng, kem dưỡng ẩm và chất khử mùi có thể gây kích ứng da và làm cho bệnh vảy nến của bạn tồi tệ hơn. Do vậy, nếu bị vảy nến, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần kể trên, thay vào đó, hãy ưu tiên sản phẩm có thành phần dịu nhẹ.
Người mắc bệnh vẩy nến lựa chọn cẩn thận các sản phẩm chăm sóc da
Ghi nhật ký để kiểm soát bệnh vảy nến
Ghi một cuốn nhật ký hàng ngày có thể hữu ích trong việc theo dõi bệnh vảy nến bùng phát. Mức độ căng thẳng, chế độ ăn uống, tập thể dục, thuốc, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và giấc ngủ,… đều có thể ảnh hưởng đến bệnh vảy nến. Xem lại nhật ký hàng ngày về da có thể giúp bạn hiểu rõ về tác nhân gây bùng phát vảy nến và có cách kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Hạn chế căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress là một tác nhân phổ biến kích hoạt bệnh vảy nến. Để giảm stress, bạn nên tập thiền, yoga, châm cứu và tập thể dục. Bạn cũng nên cố gắng ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng.
Kiểm soát chế độ ăn hàng ngày
Theo Tổ chức Bệnh Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (National Psoriasis Foundation), người mắc bệnh vảy nến nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D và omega-3. Đây là những chất có tác dụng hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bạn nên hạn chế thực ăn nhanh, thịt đỏ, hải sản, các đồ chế biến sẵn,… để đẩy lùi nguy cơ bùng phát của bệnh.
Ăn các thực phẩm chống viêm giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá nhiều có thể làm cho vảy nến tồi tệ hơn, vì vậy muốn giảm triệu chứng của bệnh bạn nên bỏ thuốc lá.
Giữ ẩm cho da
Thường xuyên giữ ẩm cho da giúp ngăn ngừa các mảng vảy nến mới hình thành và có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Tắm nắng
Tia cực tím của ánh nắng mặt trời có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của tế bào da. Đây là phương pháp điều trị đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được, tuy nhiên việc tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể làm triệu chứng của bệnh trầm trọng thêm. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp trị liệu này người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ và thực hiện một cách khoa học.
Ánh nắng giúp giảm triệu chứng vảy nến
Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược
Như chúng ta đã biết nguyên nhân gây bệnh vảy nến là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch, mà các phương pháp kể trên mới chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh chứ chưa tác động vào nguyên nhân sâu xa. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây sói rừng. Đây là thảo dược từ xưa đã được biết đến với tác dụng tốt trong việc tiêu viêm, giải độc, làm lành vết thương trên cơ thể. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cũng cho thấy, sói rừng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó tác động vào nguyên nhân “gốc rễ” gây bệnh vảy nến.
Bên cạnh sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cây sói rừng, chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp với kem bôi dược liệu nguồn gốc tự nhiên như chitosan (thành phần chủ đạo), dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác dụng bong sừng bạt vảy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến hiệu quả hơn.
Thanh Tú H+
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang - sản phẩm dành cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến
Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh khiến công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng khá nhiều. Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang - dùng cho người bị vẩy nến và lupus ban đỏ. Kim Miễn Khang là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến. Hỗ trợ giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng một ngày 2 lần, mỗi lần 4 - 5 viên, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ và dùng từng đợt liên tục từ 1-3 tháng.
XNQC: 00074/2019/ ATTP-XNQC
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Kem thảo dược Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy nến và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.
Để làn da mịn màng, sạch vẩy, nên dùng Explaq hàng ngày. Trước khi bôi Explaq, lau sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm. Bôi vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và duy trì cả khi đã khỏi.
GPQC: 1698/17/QCMP-HN
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn