- Chuyên đề:
- Bệnh cảm cúm
Tiêm phòng vaccine, rửa tay sạch, bổ sung vitamin D... có thể giúp phòng ngừa cúm hiệu quả
Sử dụng tia UVC ở mức thấp có thể giết chết virus cúm?
Bị ho, cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai, phải làm gì?
Quan hệ tình dục khi bị cúm có an toàn?
Bí kíp chăm sóc người ốm mà không bị lây bệnh
Bệnh cúm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Ngay cả khi bệnh cúm không gây ra tử vong nhưng chúng vẫn có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và có khả năng lây nhiễm, tạo thành dịch lớn.
Tiêm phòng cúm là biện pháp hữu hiệu nhất giúp ngăn ngừa cúm. Tuy nhiên, dù bạn đã tiêm phòng cúm mỗi năm thì bạn vẫn có nguy cơ mắc cúm. Bởi lẽ, virus cúm thường xuyên biến đổi hoặc xuất hiện các chủng hoàn toàn mới, do đó tiêm vaccine năm cũ sẽ không đủ sức để đối phó với bệnh cúm và bạn nên tiêm ngừa cúm mỗi năm một lần.
Chính vì vậy, bên cạnh tiêm phòng cúm, bạn vẫn lên kết hợp với các biện pháp phòng ngừa cúm khác, như:
1. Rửa tay sạch sẽ
Rửa tay là biện pháp phòng vệ đầu tiên để chống lại bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, kể cả cúm. Sử dụng nước ấm và xà bông để rửa tay thật kỹ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với vật bẩn, sau khi hắt hơi… Bạn cũng nên vệ sinh điện thoại di động, laptop và các vật dụng cá nhân để tránh nguy cơ mắc cúm.
Căng thẳng mạn tính có thể làm giảm số lượng tế bào miễn dịch của bạn và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng khả năng bị viêm và mắc nhiều bệnh. Các hoạt động như thiền, tập thể dục và dành nhiều thời gian ngoài trời là những cách giảm căng thẳng hiệu quả nhất.
3. Cải thiện sức khoẻ đường ruột
Sức khỏe đường ruột tốt có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Bạn có thể tiêu thụ probiotics hàng ngày (các chủng như lactobacillus và bifidobacteria) để cải thiện sức khoẻ đường ruột. Bên cạnh đó, để nuôi dưỡng probiotics, hãy ăn các thực phẩm giàu prebiotics như mật ong, cần tây, măng tây, tỏi, atisô, cám lúa mì, chuối, hành, rễ rau diếp xoăn...
4. Bổ sung vitamin D
Trong những ngày giáp Tết ít nắng và giá lạnh, nhiều người có nguy cơ thiếu vitamin D cao. Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến sự gia tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng. Hãy kiểm tra mức độ thiếu vitamin D của bạn và tham vấn bác sỹ cách bổ sung vitamin D hiệu quả. Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng, bạn có thể ăn nhiều cá hồi, cá thu và cá ngừ để tăng cường vitamin D.
Bình luận của bạn