Bị ho, cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai, phải làm gì?

Bị cảm lạnh, cảm cúm, ho khiến bà bầu mệt mỏi, khó chịu

Quan hệ tình dục khi bị cúm có an toàn?

Bí kíp chăm sóc người ốm mà không bị lây bệnh

Ăn gì, uống gì để nhanh khỏi cảm cúm?

Trộn chanh, gừng với nước sôi: Ngạc nhiên vì giảm cúm, cảm lạnh rất hiệu quả

Làm thế nào để bảo vệ bản thân chống lại cảm lạnh và cúm?

Bạn không thể tự bảo vệ mình khỏi mọi virus gây cúm và cảm lạnh, nhưng bạn có thể giúp hệ miễn dịch của bạn khỏe hơn nhờ những điều sau: 

- Ăn uống lành mạnh, gồm nhiều trái cây tươi, rau và cá. Những thực phẩm này sẽ cung cấp cho bạn các khoáng chất và vitamin chống oxy hóa, giúp bạn chống lại nhiễm trùng.

- Uống nhiều nước, trà thảo dược hoặc nước ép trái cây để tăng lượng vitamin và khoáng chất, đồng thời giúp thải độc tốt hơn. Hạn chế uống đồ uống chứa caffeine hoặc đường.

- Nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy cần thiết và cố gắng không căng thẳng. 

- Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu, chống lại nhiễm trùng.

- Bỏ thuốc lá, vì thuốc lá có hại cho thai nhi, làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn.

Chữa cảm lạnh cho phụ nữ mang thai thế nào? 

Nếu bị cảm lạnh, bạn có thể có các triệu chứng như: Viêm họng, ho, nghẹt mũi, đau đầu, sốt nhẹ.

Bà bầu bị cảm lạnh không ảnh hưởng đến thai nhi

Hãy nghỉ ngơi khi bạn thấy mệt mỏi, uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Bạn cũng có thể thử các biện pháp sau để giảm cảm lạnh, tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn. 

- Nghẹt mũi: Nhỏ 2 - 3 giọt tinh dầu bạch đàn vào một bát nước nóng. Trùm kín khăn trên đầu và bát nước, rồi hít hơi nước bốc lên sẽ giúp làm giảm ngạt mũi. Bạn cũng có thể mở vòi hoa sen nước nóng và ngồi trong phòng tắm khoảng 10 phút. Và ban đêm hoặc khi bạn vừa ra ngoài về, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu bạch đàn lên giấy hoặc khăn. 

- Đau họng hoặc ho: Thử uống nước ấm có pha thêm mật ong và chanh, hoặc bạn có thể uống thuốc ho có chứa glycerin và mật ong. 

- Nhức đầu hoặc sốt: Bạn có thể uống paracetamol. Đừng dùng aspirin vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong những tuần đầu thai kỳ, và có thể ảnh hưởng đến sự chuyển dạ vào cuối thai kỳ. Ibuprofen, codeine cũng nên tránh.

Nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ trước khi dùng thuốc ho hay bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ.

Bị cúm khi mang thai phải điều trị thế nào? 

Các triệu chứng bị cúm thường gặp là: Sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, ăn không ngon. Nếu bạn đang lo lắng về các triệu chứng của bệnh cúm, hãy đi khám, nghỉ ngơi thật nhiều cho đến khi hoàn toàn bình phục.

Bạn cũng có thể thử các phương pháp sau:

- Uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn bị sốt, để tránh bị mất nước.

- Uống paracetamol để hạ sốt và giảm đau, nhưng tránh dùng aspirin, codeine và ibuprofen. Uống theo chỉ dẫn trên bao bì, hoặc hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ nếu bạn không biết uống bao nhiêu.

- Nằm nghỉ nếu bạn cảm thấy không khỏe, nhưng đừng ủ quá nóng khi bạn đang mang thai. 

- Cố gắng ăn món gì đó bổ dưỡng như trái cây, bánh mì nướng hoặc đồ uống nóng ấm.

Bị ho, cảm lạnh, cảm cúm khi mang thai: Khi nào nên đi khám? 

Nếu những triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm dường như không giảm sau vài ngày, hoặc nếu bạn bị khó thở, hãy đi khám ngay. Vì hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm nên có thể khiến bệnh trở nặng hoặc có biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn có bất cứ lo lắng nào về sức khỏe của mình, hãy luôn hỏi bác sỹ hoặc y tá theo dõi thai kỳ của bạn. 

cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Không, thai nhi được cơ thể mẹ bảo vệ để chống lại virus. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt cao, hãy đi khám để kiểm tra. 

Uống kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Có nhiều loại thuốc kháng sinh an toàn khi mang thai, nhưng một số khác thì không. Hãy luôn chắc chắn rằng bác sỹ khám cho bạn biết là bạn đang mang thai, và mang thai bao nhiêu tuần. Bác sỹ sẽ kê thuốc an toàn cho bạn. 

phụ nữ mang thai tiêm vaccine phòng cúm có an toàn không? 

Có. Không có bằng chứng nào cho thấy tiêm vaccine phòng cúm gây hại cho bạn hoặc thai nhi. Tiêm phòng cúm được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai và phụ nữ đang có ý định mang thai. 

An An H+ (Theo babycenter)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp