Tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù lòa
Tăng huyết áp có gây tăng nhãn áp không?
Dự đoán nguy cơ mất thị lực khi bị tăng nhãn áp thế nào?
Vitamin B3 giúp làm chậm tiến triển bệnh tăng nhãn áp
Người bị tăng nhãn áp có nên tập yoga?
Mặc dù là bệnh nguy hiểm và thường không có triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng trong thời gian đầu. Tuy nhiên, bệnh tăng nhãn áp lại rất dễ phát hiện nếu người bệnh đi khám mắt thường xuyên và làm các bài kiểm tra về mắt. Dưới đây là những người có nguy cơ cao mắc tăng nhãn áp và được khuyến cáo nên đi kiểm tra mắt thường xuyên.
1. Áp lực mắt cao
Nếu cảm thấy áp lực trong mắt trong tăng cao, nó có thể là một trong những dấu hiệu của chứng tăng nhãn áp. Áp lực tăng cao có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn tới suy giảm thị lực nhanh chóng.
Mặc dù, không phải tất cả các trường hợp có áp lực mắt tăng cao đều đẫn đến tăng nhãn áp, tuy nhiên tốt nhất bạn nên đi kiểm tra mắt nếu thấy dấu hiệu này.
2. Lịch sử gia đình
Nghiên cứu cho thấy, những người có tiền sử gia đình bị tăng nhãn áp có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 10 lần so với những người khác.
3. Người bị đái tháo đường
Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ tăng nhãn áp
Người đái tháo đường có nguy cơ mắc tăng nhãn áp cao gấp 2 lần so với người bình thường. Ngoài ra, các biến chứng khác về mắt cũng là điều đáng quan tâm ở người đái tháo đường. Do đó, khám mắt định kỳ được cho là biện pháp tốt nhất để phòng tránh các biến chứng này.
4. Mất thị lực ngoại biên
Ngoài áp lực mắt tăng cao thì mất thị lực ngoại biên cũng có thể là dấu hiệu của chứng tăng nhãn áp. Nếu thấy tình trạng thị lực ngoại biên của mắt bị giảm thì tốt nhất bạn nên đi khám ngay để được bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Mất thị lực ngoại biên là tình trạng thị lực trung tâm của bạn tốt, nhưng thị lực ngoại biên bị suy giảm và thu hẹp dần lại. Mất thị lực ngoại biên nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây mù lòa.
Bình luận của bạn