- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường type 2 ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến
Các thuốc điều trị đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường có gây mù lòa?
Người bệnh đái tháo đường có phải kiêng chất béo?
Chăm sóc người cao tuổi bị đái tháo đường
Béo phì và bệnh đái tháo đường
Các bác sỹ chẩn đoán cô bé này mắc bệnh đái tháo đường type 2 sau khi nhập viện với các triệu chứng ban đầu của bệnh là thường xuyên khát nước, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều và nặng tới 35kg. Đặc biệt, bố mẹ của cô bé cũng bị béo phì, sau khi điều tra chế độ ăn uống, các bác sỹ thấy rằng cô bé được cho ăn quá nhiều đường và chất béo.
Bệnh đái tháo đường type 2 xảy ra khi cơ thể mất dần khả năng sản xuất insulin (hormone kiểm soát đường huyết) do di truyền, béo phì hoặc lười vận động. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và tuổi già.Trong 15 năm trở lại đây, thế giới đã ghi nhận trẻ em mắc đái tháo đường type 2 – căn bệnh của người lớn.Trường hợp trẻ em mắc đái tháo đường type 2 đầu tiên được chẩn đoán vào năm 2000, bé này mới 9 tuổi. Gần đây, các bác sỹ phát hiện một trẻ 7 tuổi mắc bệnh. Tuy nhiên, cô bé 3 tuổi đến từ Texas là trường hợp ít tuổi nhất tính đến thời điểm này. Đây được coi là một sự kiện gây sốc, đánh dấu sự khủng hoảng của nạn béo phì trên toàn thế giới, gây ra bởi chế độ ăn giàu về lượng nhưng thiếu về chất và lối sống lười biếng, ít vận động. Mỗi năm, tại Anh có khoảng 100 trẻ em dưới 10 tuổi được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2.
“Tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 đang tăng nhanh ở trẻ em trên toàn thế giới do “dịch bệnh” béo phì. Chính vì thế, các bác sỹ cần thận trọng để tránh bị chẩn đoán nhầm hoặc chẩn đoán sót bệnh đái tháo đường type 2”, TS. Michael Yafi – Trưởng khoa Nội nhi, Đại học Texas (Housston, Mỹ) cho biết.
Béo phì là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đái tháo đường type 2 ở trẻ em
Con bị bệnh là lỗi của cha mẹ
Khi con mắc “bệnh người lớn”, cha mẹ là người có lỗi lớn nhất vì đã để trẻ thoải mái ăn đồ ăn vặt, uống nước ngọt, ngồi lì một chỗ xem tivi hoặc chơi điện thoại… Nhiều người cho rằng đó là chiều con, đến khi con phát phì, đổ bệnh rồi mới vỡ lẽ và hối hận muộn màng. Trường hợp em bé 3 tuổi nặng 35kg và mắc đái tháo đường type 2 là một minh chứng rõ nét nhất.
Bệnh đái tháo đường type 2 nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh thận do đái tháo đường, bệnh võng mạc, biến chứng thần kinh ngoại biên, có khi phải đoạn chi... và nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Cô bé 3 tuổi đã trải qua đợt điều trị bằng thuốc đái tháo đường metformin dạng lỏng và tuân thủ chế độ ăn kiểm soát calorie, tăng cường hoạt động thể chất. Trong vòng 6 tháng, bé giảm được gần 10kg và lượng đường trong máu đã trở về mức an toàn.
“Bệnh đái tháo đường type 2 ở trẻ em hoàn toàn có thể đảo ngược được bằng cách sàng lọc sớm (khi trẻ bị béo phì), chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp và thay đổi lối sống”, TS. Michael Yafi cho biết trong Hội nghị thường niên của Hội Nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu tại Stockholm, Thụy Điển.
Để phòng bệnh đái tháo đường type 2, cha mẹ cần cho trẻ có được sự khởi đầu tốt nhất với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn