Một cháu bé bị vẩy nến trên khắp cơ thể
Bệnh vẩy nến: Hy vọng, Hành động và Thay đổi
Vẩy nến và các thể bệnh thường gặp nhất
Những biện pháp tự nhiên giúp kiểm soát bệnh vẩy nến
7 cách đối phó với bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh tự miễn phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới và đã được biết đến từ rất lâu. Bệnh tiến triển mạn tính nhưng lành tính nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến đời sống thể chất, tinh thần và xã hội cho người bệnh.
Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh là có chòm da bị đỏ, bong vảy, giới hạn rõ so với các vùng da khác. Bệnh có thể gây tổn thương các vùng da hay tì, đè như da đầu, khuỷu tay, đầu gối, bụng, hông, nặng hơn nữa có thể ảnh hưởng đến móng, khớp, bệnh nặng có thể lan toàn thân...
Cần chú ý kiểm soát stress
Theo các chuyên gia, stress là một trong những nguyên nhân gây khởi phát và làm trầm trọng bệnh vẩy nến. Ngược lại, căn bệnh mạn tính này cũng gây những chấn thương tâm lý trầm trọng cho những người mắc bệnh. Điều trị stress là bước bắt buộc giúp người bệnh kiểm soát bệnh tật, kéo dài thời gian ổn định và thoát khỏi vòng “luẩn quẩn” stress – vẩy nến – stress.
Chị Thanh Phượng (Hai Bà Trưng, Hà Nội), một bệnh nhân phải sống chung với vẩy nến 12 năm liền chia sẻ:“Có một lần chồng chị nói một câu khiến chị cứ suy nghĩ mãi là hay chị ăn ở không ra gì, làm điều gì xấu nên mới bị “trời đầy” cho mắc bệnh này”.
Theo ThS. Trần Hồng Trường - Chủ tịch Chi hội Vẩy nến Việt Nam, bệnh vẩy nến không đáng sợ bằng việc người bệnh thiếu thông tin, kiến thức và chết trong vòng xoáy trầm cảm. Nhiều người có thể thấy xấu hổ, tự ti, không muốn người khác nhìn thấy tổn thương trên da, nhiều trường hợp có thể bị trầm cảm, nghiện ngập. Họ cũng có nguy cơ bị cộng đồng kỳ thị và xa lánh vì nhầm với các bệnh truyền nhiễm như phong, giang mai, thậm chí là HIV/AIDS.“Tình trạng mất việc làm, gia đình chia ly, nhiều trường hợp dẫn đến tiêu cực, không còn thiết sống đã xảy ra ở xã hội ta và nhiều nước trên thế giới. Nhiều nơi người bệnh còn rất khó khăn, thậm chí không được tiếp cận điều trị hiệu quả”, ông Trường chia sẻ.
Ông Trần Hồng Trường: Bệnh vẩy nến không đáng sợ bằng việc người bệnh thiếu thông tin
Cần điều trị đúng nơi, đúng cách
Những người mắc bệnh vẩy nến thường có tâm lý “vái tứ phương”, mong muốn chữa khỏi bằng mọi giá. Lợi dụng tâm lý này, rất nhiều “lang băm” đã tuyên truyền họ có thể chữa khỏi bằng những phương thuốc bí truyền. Kết quả là rất nhiều người mất nhiều tiền của, thời gian mà bệnh vẫn không ổn định, có nhiều người bị tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Những biến chứng này thường rất nặng và khó điều trị.
Một bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến
Theo GS.TS Trần Hậu Khang – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương: “Biến chứng của bệnh vảy nến có thể dẫn đến bị ngộ độc gan, thận, đỏ da toàn thân, biến chứng nặng từ vẩy nến thể giọt sang vẩy nến thể mảng hay thành thể toàn thân, biến chứng khớp, móng, vẩy nến thể mủ. Các biến chứng này đều rất nặng, có những trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời”.
Theo GS.TS Trần Hậu Khang, người bị bệnh vẩy nến cần nắm rõ rằng bệnh vẩy nến là bệnh da không lây, không cần cách ly, sống hoàn toàn bình thường, thanh thản, vui vẻ.
Người bệnh nên đi khám để được tư vấn, điều trị, không nên nghe theo những lời quảng cáo vô căn cứ, khẳng định bệnh vẩy nến có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không gây tái phát. Ngoài điều trị, tư vấn từ thầy thuốc, người bệnh cũng cần có lối sống khoa học, ăn uống hợp lý, vệ sinh sạch sẽ, tránh căng thẳng, trầm cảm.
Sự kiện chạy bộ vì bệnh nhân vẩy nến năm 2015
Theo ông Trần Hồng Trường – người đã có hơn 20 năm “chiến đấu” với bệnh vẩy nến: “Nhiều người bị vẩy nến được khuyên nên ăn kiêng nhưng theo tôi không cần kiêng khem gì mà nên chú ý rèn luyện sức khỏe. Thể chất tốt mới mong mau khỏi bệnh được”. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh, đối với người bị vẩy nến, sự quan tâm, thấu hiểu của gia đình và những người xung quanh là vô cùng quan trọng, chính họ là những người giúp đỡ tốt nhất cho bệnh nhân.
Bình luận của bạn