- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Khi nào bạn nên bắt đầu điều trị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim?
Tim đập nhanh bất thường là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở người già
Rung nhĩ là gì và những ai có nguy cơ cao mắc bệnh rung nhĩ?
Tim bỏ nhịp, đập mạnh hơn bình thường có nguy hiểm?
TS. Alfred Casale, Phó Giám đốc Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Geisinger Health và Chủ tịch Viện Tim mạch Geisinger (Mỹ) sẽ chia sẻ một vài lưu ý trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh rung nhĩ:
Rung nhĩ nguy hiểm thế nào?
Bình thường, trái tim có nhiệm vụ duy trì nhịp đập đều đặn để co bóp, bơm máu đi khắp cơ thể và não bộ. Hoạt động này của tim được quy định bởi các xung điện trong tâm nhĩ (hay các buồng tim trên). Tuy nhiên, các yếu tố như tăng huyết áp, cường giáp, căng thẳng, ngưng thở khi ngủ, bệnh mạch vành hoặc tiêu thụ nhiều caffeine có thể ảnh hưởng tới nhịp đập bình thường của tim. Các bệnh van tim, nhiễm trùng hoặc dị tật tim bẩm sinh cũng có thể gây rung nhĩ.
Khi bị rung nhĩ, các xung điện bất thường bắt nguồn từ các buồng tim trên có thể đi qua nút xoang - nơi xử lý các tín hiệu điện tim. Nếu nút xoang không thể xử lý tất cả các tín hiệu điện cùng lúc, nhịp tim sẽ trở nên rối loạn, dễ dẫn tới hình thành các cục máu đông trong lòng mạch. Đây là lý do người bệnh rung nhĩ thường có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường.
Người bệnh rung nhĩ thường có nguy cơ cao bị đột quỵ
Tuy nhiên, nhiều người bị rung nhĩ không hề biết rằng mình mắc bệnh, hoặc không hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều này khiến họ chủ quan, không chủ động điều trị. Trên thực tế, Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã phát hiện rằng, có khoảng 33% số người mắc rung nhĩ không coi đây là một bệnh lý nghiêm trọng.
Vậy làm sao để biết mình đang mắc rung nhĩ?
Các triệu chứng của rung nhĩ bao gồm cảm giác trống ngực, hồi hộp, đau tức ngực, đi kèm với mệt mỏi, khó thở, chóng mặt... Các triệu chứng này có thể đến rồi đi, thậm chí có người còn không nhận ra mình có các triệu chứng như vậy. Do đó, các bác sỹ có thể phát hiện bệnh rung nhĩ khi các nhịp tim bất thường được ghi lại bằng phương pháp điện tâm đồ (EKG hoặc ECG), đo hoạt động điện của tim.
Khi nào nên điều trị rung nhĩ?
Nếu bạn thấy mình bị đau tức ngực hoặc gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, hãy đi khám ngay lập tức. Những người mắc rung nhĩ nên trao đổi với bác sỹ để có biện pháp kiểm soát bệnh phù hợp. Thay đổi lối sống bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm có lợi cho tim, tăng cường tập thể dục, duy trì cân nặng ổn định và giảm căng thẳng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng rung nhĩ nhẹ.
Nếu bạn bị rung nhĩ do tăng huyết áp, cường giáp, điều trị những căn bệnh này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trống ngực, hồi hộp. Trong một số trường hợp, các bác sỹ có thể phải thực hiện sốc điện hoặc cho bạn dùng thuốc chẹn beta để đưa nhịp tim trở lại bình thường. Trong trường hợp rung nhĩ dai dẳng, hay tái phát, người bệnh sẽ phải dùng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa các cục máu đông có thể gây đau tim, đột quỵ.
Nếu một khu vực cụ thể của cơ tim là nguyên nhân gây rung nhĩ, các bác sỹ có thể dùng phương pháp đốt điện tim, triệt đốt rối loạn nhịp để "cô lập" các khu vực này.
Sống chung với rung nhĩ
Với lối sống lành mạnh, bạn có thể quản lý tốt các triệu chứng rung nhĩ và sống một cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể xấu đi theo thời gian, do đó người bệnh sẽ cần đi khám thường xuyên. Các bác sỹ sẽ theo dõi các yếu tố nguy cơ khác và thay đổi thuốc nếu cần thiết.
Giải pháp Đông y
Ngoài dùng thuốc điều trị, có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ thì nhiều nghiên cứu cho thấy một số thảo dược cũng có khả năng ngăn chặn cơn rung nhĩ, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh khi dùng kết hợp với các phương pháp kể trên, điển hình là khổ sâm.
Nghiên cứu cho thấy, tinh chất matrin và oxymatrin trong khổ sâm có tác dụng ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm tính kích thích cơ tim, điều hòa nồng độ các chất điện giải ở cơ tim nên giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn rối loạn nhịp. Không chỉ vậy, oxymatrine còn giảm thiểu tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp tim.
Sự kết hợp của khổ sâm cùng với các thảo dược giúp giãn mạch, hoạt huyết, cải thiện lưu thông máu khác như đan sâm, hoàng đằng, cao natto có thể giúp giảm triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực và phòng biến chứng huyết khối, đột quỵ, suy tim do bệnh rung nhĩ gây nên.
Vi Bùi H+ (Theo Timesleader)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, kết hợp Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Bình luận của bạn