Khói, bụi làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp
Khói thuốc độc 9, khói hương độc 10
Đừng hại con bằng cách trùm khăn voan tránh bụi
Thời tiết chuyển mùa – Mẹ lo sốt vó phòng bệnh cho con
Trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng cao
Ra đường nhiều cũng bị khó thở
Phần lớn các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương là do mắc bệnh phổi tác nghẽn mạn tính. Nhiều người trong số đó còn rất trẻ. Bệnh nhân Nguyễn Văn T. (Hà Tây, 40 tuổi đã điều trị tại bệnh viện 2 tuần), cho biết, do nhà kinh doanh đồ ăn vặt nên anh thường xuyên phải đi giao đồ ăn cho khách. Cả ngày chạy xe trên đường nhưng anh lại không đeo khẩu trang. 1 tháng gần đây anh thường xuyên khó thở, tức ngực. Cứ nghĩ do làm việc mệt nên cơ thể bị thế nhưng tình trạng khó thở của anh gia tăng. Lúc đó anh mới đến Bệnh viện Phổi Trung ương khám và biết mình bị viêm phổi.
Hít quá nhiều khói bụi trên đường có thể khiến mọi người bị mắc các bệnh hô hấp
Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Bích Ngọc – Khoa Bệnh Phổi nhiễm trùng, nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lao phổi hiện nay là điều kiện sống không đảm bảo. Trong đó, bầu không khí bị ô nhiễm bởi bụi, khói… Hiện nay, khảng trên 7% người trên 40 tuổi ở Hà Nội bị viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hít càng nhiều bụi, càng mắc bệnh nặng
Có nhiều loại bụi gây bệnh nguy hiểm cho phổi như bụi silic. Tác hại do bụi gây ra phụ thuộc vào hàm lượng silic tự do trong bụi, nồng độ, kích thước, thời gian tiếp xúc. Nồng độ bụi càng cao càng dễ bị mắc bệnh, bụi silic càng nhỏ thì càng dễ đi sâu theo các phế quản nhỏ nhất đến tận các phế nang.
Bệnh bụi phổi thường xuất hiện sau thời gian dài tiếp xúc với môi trường có bụi silic (thường từ 2 – 15 năm), tiến triển của bệnh chậm. Người bị bệnh bụi phổi ở giai đoạn có các triệu chứng khó thở khi gắng sức hoặc lúc mệt mỏi, sau đó người bệnh bị khó thở thường xuyên. Khi bệnh tiến triển nặng biểu hiện khó thở sẽ tăng lên, chức năng hô hấp giảm.
Hít nhiều bụi vào phổi thì có thể sinh bệnh. Mức độ của bệnh tùy thuộc vào tính chất và kích thước của bụi. Bệnh bụi phổi gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phế quản mạn, nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi, những biến chứng này tăng lên khi thời gian tiếp xúc dài, nồng độ bụi càng cao, thì bệnh càng nặng.
Để phòng bệnh, mọi người cần đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng khi ra ngoài đường hay khi làm việc tại nơi có nhiều bụi. Khi lao động trong môi trường nhiều bụi, nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về phổi. Những người mắc bệnh bụi phổi cần được điều trị kịp thời hoặc chuyển sang làm công việc khác ít tiếp xúc với bụi.
Bình luận của bạn