- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Căng thẳng, stress là một rào cản khiến bạn khó kiểm soát đường huyết trong cơ thể
3 lưu ý khi tiêm insulin cho người bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường và cảm cúm: Sự kết hợp nguy hiểm với người bệnh
Ngày Đái tháo đường Thế giới: 10 sự thật có thể bạn chưa biết
5 thực phẩm giàu chất béo có lợi cho người bệnh đái tháo đường
Căng thẳng, stress và bệnh đái tháo đường
Khi quá căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone adrenaline và cortisol. Các hormone căng thẳng này có thể ảnh hưởng tới các tế bào thần kinh, làm tăng nhịp thở và ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ đường huyết của bạn. Lúc này, cơ thể sẽ tăng cường máu tới các cơ bắp, đồng thời các tế bào thần kinh sẽ liên tục sản sinh glucose vào máu.
Người bệnh đái tháo đường không có khả năng chuyển hóa tốt glucose thành năng lượng, chính vì vậy đường huyết trong cơ thể luôn ở mức cao, làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm.
Tình trạng căng thẳng, stress càng kéo dài, đường huyết trong cơ thể càng cao, khiến người bệnh bị suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần.
Căng thẳng, stress có thể làm tăng cao đường huyết
Căng thẳng tinh thần, ảnh hưởng gì tới bệnh đái tháo đường?
Khi người bệnh đái tháo đường type 2 bị căng thẳng, chịu áp lực về tinh thần, nồng độ đường huyết thường tăng cao. Người bệnh đái tháo đường type 1 có thể gặp cả tình trạng tăng và giảm đường huyết bất thường khi bị stress, mệt mỏi.
Khi bạn bị căng thẳng về thể chất (bị bệnh, bị thương), đường huyết cũng có thể tăng cao bất thường. Điều này có thể ảnh hưởng tới cả người bệnh đái tháo đường type 1 và type 2.
Làm sao để biết căng thẳng, stress ảnh hưởng tới lượng đường huyết của bạn?
Căng thẳng, stress có thể khiến bạn bị đau đầu, đau cơ bắp...
Bạn cần chú ý tới các dấu hiệu cơ thể đang căng thẳng, stress như: Đau đầu, đau cơ bắp, ngủ quá ít/quá nhiều, mệt mỏi, không có động lực làm việc, dễ trở nên cáu kỉnh, tức giận, tự tách mình khỏi bạn bè, người thân…
Một khi đã xác định mình đang cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, hãy chú ý xem bạn hay bị căng thẳng vào thời điểm nào trong ngày, trong tuần. Ví dụ, nếu hay bị căng thẳng, stress vào sáng thứ 2 khi làm việc, bạn sẽ cần có biện pháp kiểm soát tâm trạng, giữ ổn định đường huyết tốt hơn vào thời gian này.
Đo nồng độ đường huyết khi căng thẳng: Người bệnh đái tháo đường nên chủ động kiểm tra đường huyết mỗi khi cảm thấy căng thẳng. Nếu đường huyết có xu hướng tăng cao, bạn có thể biết stress có ảnh hưởng tiêu cực tới đường huyết của mình hay không.
Biện pháp giúp kiểm soát áp lực trong cuộc sống
Ngồi thiền: Ngồi thiền khoảng 15 phút/ngày giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, giúp người bệnh đái tháo đường thư giãn tốt hơn.
Dành thời gian ở một mình: Nếu cảm thấy mình đang có tâm trạng xấu, hãy dành ra khoảng 5 phút để ở một mình. Tốt nhất hãy tạm rời khỏi không gian làm việc, học tập lúc đó để tìm một không gian yên tĩnh hơn. Bạn có thể thử hít thở sâu, thở chậm… để làm chậm nhịp tim, lấy lại bình tĩnh.
Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày để giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch.
Tham gia các nhóm hỗ trợ, hoặc trao đổi với các bác sỹ tâm lý: Bạn có thể trò chuyện, trao đổi những kinh nghiệm, kỷ niệm cá nhân sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra, bạn sẽ học được những biện pháp ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Healthline)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp giảm và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.
Bình luận của bạn