Những điều cha mẹ nên làm ngay khi con bị sốt

Khi bé sốt cao, bố mẹ phải có biện pháp xử trí ngay chứ không để đến lúc bé bị co giật.

Ảnh hưởng của bệnh động kinh đến trẻ nhỏ

Trẻ bị động kinh cục bộ điều trị thế nào?

Khi nào co giật do sốt phát triển thành bệnh động kinh?

Co giật tăng lên do thời tiết phải làm sao?

Khi bị sốt cao một số trẻ xuất hiện các cơn co giật không kiểm soát được. Hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng chức năng não bộ và vận động của trẻ đặc biệt là nếu cơn co giật kéo dài hay tái đi tái lại nhiều lần thì nguy cơ tiến triển động kinh là rất cao. Trong khi sốt cao, co giật trẻ thường bị nôn mửa, điều này rất nguy hiểm vì chất nôn, đờm dãi có thể gây tắc nghẽn đường thở của trẻ.

Theo bác sỹ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1: “Khi bé sốt cao, bố mẹ phải có biện pháp xử trí ngay chứ không để đến lúc bé bị co giật. Tuy nhiên, nếu chẳng may bé rơi vào tình trạng đó bố mẹ hãy xử lý sớm để hạn chế những ảnh hưởng có thể nguy hiểm tới con”.

Khi bị sốt cao một số trẻ xuất hiện các cơn co giật không kiểm soát được

Các bước sơ cứu khi trẻ bị sốt cao co giật:

Bước 1: Đặt trẻ nằm xuống giường hoặc ở một vị trí rộng rãi, kê một chiếc gối mềm lên đầu, bỏ hết những vật cứng, sắc nhọn ra xa trẻ để tránh những va đập làm trẻ bị thương trong khi lên cơn co giật. 

Bước 2: Đặt nghiêng đầu trẻ sang một bên để đờm dãi chảy ra ngoài, đồng thời nới lỏng cổ áo cho trẻ dễ thở. Để trẻ co giật tự do, không nên giữ chặt tay chân vì có thể làm tổn thương các cơ. Lưu ý: Không cho trẻ ăn, hay đặt bất cứ vật gì vào miệng trong lúc co giật vì điều này có thể khiến trẻ khó thở hơn.

Bước 3: Sau khi cơn co giật kết thúc, trẻ thường rất mệt mỏi, lúc này cha mẹ nên lấy khăn ấm lau người và ru trẻ ngủ. Sau đó đưa trẻ đến các sơ sở y tế nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Dự phòng sốt cao co giật cho trẻ

Nếu trẻ bị sốt cao co giật nhiều hơn một lần thì cũng giống như một phản xạ có điều kiện, những lần sốt sau trẻ cũng rất dễ bị co giật. Vì thế, ngay khi trẻ có dấu hiệu sốt thì cha mẹ cần hạ sốt ngay cho con bằng cách chườm mát ở trán, dùng miếng dán hạ sốt… Cha mẹ cũng cần thường xuyên kẹp nhiệt độ để theo dõi thân nhiệt của trẻ, nếu sốt cao trên 39 độ C thì cần cho uống thuốc hạ sốt (paracetamol với liều lượng tính theo cân nặng). Trong khi trẻ bị sốt nên cho uống nước, bú nhiều hơn và cho uống oresol được pha theo đúng hướng dẫn sử dụng để bù nước và chất điện giải, nên đặt trẻ nằm ở nơi thoáng mát.

Sau cơn co giật, trẻ thường mệt mỏi và cần nghỉ ngơi nhiều. Nếu trẻ ngủ được là tốt nhất vì giấc ngủ giúp trẻ thư giãn cơ, giảm mệt mỏi, não bộ có thời gian để phục hồi. Vì thế, bạn có thể cho bé dùng thêm Câu đằng ở dạng cốm. Ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, Câu đằng còn làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể - một chất dẫn truyền thần kinh ức chế, giúp ngăn chặn các cơn co cứng, co giật.

Thùy Trang H+ (Tổng hợp) 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh