Chăm sóc trẻ bị bệnh hô hấp tại nhà

Bệnh hô hấp nói chung ở trẻ sẽ nhanh khỏi nếu các mẹ biết chăm sóc đúng cách

Trị sổ mũi cho trẻ bằng tỏi và bột nghệ

7 bệnh dễ "tấn công" trẻ mùa lạnh

Trẻ viêm họng mùa Đông: Mẹ cần chú ý những gì?

Infographic: Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ

Tập thể dục nhẹ nhàng

Khi bị ho, ngạt mũi, hắt hơi mà không sốt, trẻ vẫn có thể hoạt động thể chất bình thường với mức độ từ nhẹ đến trung bình đều không có vấn đề gì. Tập thể dục thậm chí còn giúp trẻ thoải mái hơn vì nó làm giảm ngạt mũi tạm thời. Những bài thể dục nhịp điệu trên nền nhạc vui tươi, sôi nổi, bài khởi động chân tay đơn giản đều phù hợp với bé lúc này.

Nếu trẻ bị tức ngực, ho, đau dạ dày, thì không nên cho bé tập thể dục tiếp

Không nên cho trẻ dậy sớm ra ngoài trời tập thể dục. Vì thời điểm sáng sớm thường có sương mù, nhiệt độ xuống thấp, đột ngột sẽ dễ gây viêm phổi và suy hô hấp. Nếu dậy sớm thì nên giữ ấm cơ thể, cổ, ngực và tập thể dục ở trong nhà, đợi khi có ánh nắng mặt trời mới ra ngoài. Tốt nhất, nên tập thể dục, thể thao vào buổi chiều, lúc 3 - 5h.

Khi thời tiết quá lạnh (dưới 10 độ C) cũng không nên cho bé ra ngoài trời hay vận động quá độ, vì cơ thể bé có sức đề kháng yếu, năng lượng của cơ thể được sử dụng để giữ ấm cơ thể nên việc tập thể dục sẽ khiến các cơ bắp rã rời, thêm vào đó tiết trời lạnh còn là nguyên nhân dễ khiến bé bị cảm lạnh nếu tập luyện thể dục.

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi trẻ bị ốm, bố mẹ thường cho bé nằm một mình trong phòng ngủ và tránh tiếp xúc với người khác. Điều này là không nên, bạn nên cho bé nằm trong không gian thoáng đãng và thỉnh thoảng hãy nói chuyện với bé. Điều đó sẽ làm cho tinh thần của bé thoải mái hơn và sẽ mau chóng khỏi bệnh.

Đưa bé ra ngoài hít thở không khí trong lành thực sự có ích cho bé

Bé không chỉ được tăng miễn dịch tự nhiên mà còn ngủ tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng, cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, với những bé sơ sinh (nhất là bé sơ sinh nhẹ cân) thì bạn không nên đưa bé ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 15 độ C, khi trời mưa phùn, gió mùa hoặc khi bé bị sốt. Tốt nhất chỉ nên cho bé ra ngoài khi trời không quá lạnh và không khí khô ấm.

Lưu ý khi tắm rửa cho trẻ

Khi trẻ bị sốt cao, nhiều ông bố, bà mẹ lâu nay vẫn nghĩ rằng: Trẻ đang bị sốt không nên tắm. Thực tế đây là một suy nghĩ sai lầm.

Trẻ càng sốt cao càng cần phải tắm, nước sẽ giúp trẻ hạ sốt

Tắm cho bé cũng góp phần làm bé hạ sốt. Tuy nhiên phải biết tắm cho trẻ đúng cách. Phải chọn chỗ tắm kín gió, nước vừa đủ ấm. Bạn cũng có thể làm ấm phòng tắm bằng cách bật máy sưởi hoặc xả nước nóng một lát trước khi bắt đầu tắm bé. Như vậy, khi bỏ quần áo, bé sẽ không bị sốc do thay đổi nhiệt độ. Đặt bé vào nước ấm, cố gắng tắm nhanh (nhưng vẫn phải đủ sạch), khi ra khỏi nước phải quấn khăn và lau khô ngay, sau đó mặc quần áo và ủ ấm cho bé.

Hạ sốt, giảm ho và chảy nước mũi cho trẻ

Khi trẻ sốt, cha mẹ nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, mỗi lần uống từng ít một. Không nên vội vàng cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt (trừ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C). Hãy dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt khô, thường xuyên lau, chườm cho trẻ.

Khi trẻ ho, không nên tự mua thuốc giảm ho cho bé vì phản xạ ho sẽ không thể thực hiện, trẻ không tống được chất đờm trong phế quản ra ngoài sẽ dễ bị bệnh nặng hơn

Chỉ nên cho trẻ uống các loại thuốc ho được bào chế từ dược liệu đơn giản, phù hợp để làm thông thoáng đường thở (luôn hỏi bác sỹ trước khi cho trẻ uống). Cũng có thể cho trẻ ăn húng chanh hấp mật ong, lá diếp cá hay các bài thuốc dân gian, các loại thực phẩm chức năng có thành phần: Kha tử, bướm bạc, ImmuneGamma… trẻ sẽ giảm ho một cách tự nhiên.

Khi trẻ sổ mũi mà còn quá bé, không tự hỉ mũi được, mẹ nên làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối có bán ở các hiệu thuốc tân dược (nhớ nói rõ độ tuổi của trẻ để có được loại phù hợp) và dùng dụng cụ hút mũi để hỗ trợ cho bé.

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp