Nguyên nhân chảy nước dãi khi ngủ?
Ngủ chảy nước dãi là bệnh
90% người không biết căn bệnh đằng sau việc chảy nước miếng khi ngủ
Dự báo nguy cơ sức khỏe thông qua nước miếng
Chảy nước miếng khi ngủ có phải mắc bệnh?
Dị ứng
Viêm mũi dị ứng và dị ứng một loại thực phẩm nào đó khiến khả năng sản xuất nước bọt của cơ thể tăng cao đột biến và dẫn đến tình trạng chảy nước dãi quá mức khi ngủ.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Các nhà khoa học tin rằng bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến lượng acid dạ dày tăng cao, kích thích thực quản và kết quả là các tuyến nước bọt hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng chảy nước bọt khi bạn đi ngủ.
Nhiễm trùng xoang
Nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra tình trạng thở khò khè, khó khăn khi nuốt và gây ra tình trạng tiết nước bọt quá nhiều trong lúc ngủ. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng xoang, bạn có xu hướng phải thở bằng miệng và đây là nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước dãi khi ngủ.
Viêm amidan
Viêm amidan cũng là nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước dãi khi ngủ
Viêm amidan là tình trạng viêm ở mặt sau của cổ họng của bạn. Do bị viêm gây sưng nên cổ họng trở nên hẹp, điều này cản trở việc thoát nước bọt xuống cổ họng và khiến bạn bị chảy nước dãi khi ngủ
Sợ hãi trong giấc ngủ
Chảy nước dãi là một triệu chứng thường gặp những người bị sợ hãi trong giấc ngủ. Đây là tình trạng xảy ra khi một người bị căng thẳng nghiêm trọng, hoặc có thể do một số loại thuốc như thuốc an thần, do uống rượu bia, hoặc thậm chí do thiếu ngủ. Đôi khi, tình trạng chảy nước dãi khi ngủ cũng được tìm thấy ở những người bị rối loạn giấc ngủ.
Thuốc và hóa chất
Như đã nói, một số loại thuốc bạn đang sử dụng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy nước dãi khi ngủ. Một loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc có chứa morphine, pilocarpine... khiến cơ thể tăng sản xuất nước bọt và gây chảy nước dãi khi ngủ.
Bình luận của bạn