Và tôi nghĩ, việc chia sẻ câu chuyện của anh, sẽ có thể giúp cho những người đang ở tận cùng của bất hạnh có thêm một nguồn động lực để sống, sống tốt hơn. Chỉ cần không buông tay, không dừng bước, những nghiệt ngã của số phận sẽ phải đầu hàng con người.
Phạm Vũ Hiệp sinh ra ở Hưng Hà, Thái Bình, sau này theo bố mẹ vào TP Hồ Chí Minh rồi ra Hà Nội chữa
bệnh và giờ định cư luôn ở đây. Anh mở đầu về tuổi thơ của mình với nụ cười mủm mỉm, "dữ dội phết
đấy!". Có lẽ cái tuổi thơ khá "dữ dội" ấy đã rèn cho anh một sức chịu đựng, nghị lực và bản lĩnh
sống hơn nhiều người. Từ nhỏ bố tham gia bộ đội gần như không có ở nhà, rồi được phân công công tác
tại TP Hồ Chí Minh, anh sống với mẹ và em trai tại quê nhà. Vốn đã thiếu tình cảm người cha, anh
lại còn phải gồng mình như một người "đàn ông lớn" trong gia đình. Anh Hiệp không muốn nhắc nhiều
đến những chuyện buồn của gia đình mình, anh chỉ kể về một thời trẻ thiếu hiểu biết và nông nổi, đã
có những lúc anh chán nản đến mức bỏ học, ra ngoài kiếm tiền để chứng minh mình không phải đồ bỏ
đi. Suốt một năm trời không đến trường, Hiệp vẫn mua sách vở về tự học, tự làm bài, tự chấm điểm
cho mình để "che mắt" bố mẹ. Khi bị phát hiện, Hiệp nhận được những trận đòn nhừ tử và phải quay
lại trường học cùng lời hứa với người mẹ. Anh nhanh chóng bắt nhịp và liên tục đứng trong top đầu
của lớp.
Phạm Vũ Hiệp nhớ lại thời điểm anh đối mặt với bệnh tật. Khi đó, mọi tương lai tốt đẹp đang rộng mở trước mắt, anh có một công việc ổn, những rạn nứt gia đình cũng phần nào được hàn gắn, rồi anh lấy vợ, xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Con gái đầu lòng chào đời khiến niềm vui nhân lên gấp bội. Một lần, năm 2007, trong một chuyến công tác tại Singapore, anh bị đau bụng dữ dội và phải vào bệnh viện. Do không có thời gian khám kỹ lưỡng nên bác sĩ cho thuốc và khuyên khi về nước cần khám kỹ hơn. Về Việt Nam, những cơn đau hành hạ ngày một nhiều hơn, anh đi nhiều bệnh viện, trải qua nhiều xét nghiệm, chiếu chụp, siêu âm, nội soi… Mỗi lần khám như thế, anh đi tối thiểu 2 bệnh viện cho chắc chắn, nhưng tất cả đều kết luận là rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Nhưng cứ có thuốc thì đỡ đau, hết thuốc thì cơn đau lại hành hạ ngày một dữ dội thêm, cân nặng sụt giảm rất nhanh. Mãi đến khi anh tự sờ thấy khối u trong ổ bụng mình, anh quyết định ra Hà Nội khám lại và điều trị. Bác sĩ kết luận anh bị ung thư hạch mang tên lymphome-malin. Anh phải phẫu thuật cắt gần 1m ruột.
"Sau khi mổ tại Bệnh viện Việt Đức và điều trị sau mổ tại Bệnh viện K, lúc đó bác sĩ chỉ nói với người nhà tôi thôi, nhưng tôi lờ mờ đoán ra có điều gì đó họ đang giấu tôi" - anh nhớ lại. Anh âm thầm chụp lại bệnh án của mình và lên mạng tìm kiếm thông tin. Cánh cửa như đóng sập trước mắt khi anh biết mình bị ung thư giai đoạn cuối, đã di căn sang tủy xương. Sau này bác sĩ cho biết tình trạng bệnh của anh đã rất xấu và tiên lượng thời gian sống chỉ còn khoảng 3-6 tháng.
"10 ngày sau mổ là 10 ngày tôi đau đớn đến tột cùng, bạn tưởng tượng chỉ đi từ tầng 1 lên tầng 4 cầu thang bệnh viện mà tôi phải mất đến 1,5 giờ mới đến được phòng bệnh của mình. Trong 10 ngày đó, tôi lầm lì, không nói chuyện với ai, chỉ u ơ nói chuyện với đứa con gái. Tôi không thể đặt lưng xuống giường, người nhà phải kê gối để tôi dựa cằm vào ngủ ngồi. Nói là ngủ nhưng tôi nào có ngủ được đâu, cả ngày cứ nhắm mắt vậy để đỡ phải nhìn thấy người thân mình đau đớn. Lúc đó, tôi thương mình 1 thì thương những người thân của tôi 10, tôi chỉ đau đớn thể xác nhưng người nhà tôi thì đau đớn gấp nhiều lần về tinh thần. Những lúc nói chuyện với con gái chưa đầy 1 tuổi, nước mắt tôi dàn dụa nhưng hễ thấy bóng dáng người thân đến gần là vội gạt đi như không có chuyện gì. Có lúc thấy tôi nhắm mắt, người nhà tưởng tôi đã ngủ, họ thì thầm nói chuyện mà không biết những câu chuyện đó tôi nghe từ đầu đến cuối. Cứ người nọ giấu người kia nước mắt để an ủi nhau, nhưng trong lòng thì ai cũng đau khổ tột cùng." - anh Hiệp kể.
Phạm Vũ Hiệp nhớ lại thời điểm anh đối mặt với bệnh tật. Khi đó, mọi tương lai tốt đẹp đang rộng mở trước mắt, anh có một công việc ổn, những rạn nứt gia đình cũng phần nào được hàn gắn, rồi anh lấy vợ, xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Con gái đầu lòng chào đời khiến niềm vui nhân lên gấp bội. Một lần, năm 2007, trong một chuyến công tác tại Singapore, anh bị đau bụng dữ dội và phải vào bệnh viện. Do không có thời gian khám kỹ lưỡng nên bác sĩ cho thuốc và khuyên khi về nước cần khám kỹ hơn. Về Việt Nam, những cơn đau hành hạ ngày một nhiều hơn, anh đi nhiều bệnh viện, trải qua nhiều xét nghiệm, chiếu chụp, siêu âm, nội soi… Mỗi lần khám như thế, anh đi tối thiểu 2 bệnh viện cho chắc chắn, nhưng tất cả đều kết luận là rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Nhưng cứ có thuốc thì đỡ đau, hết thuốc thì cơn đau lại hành hạ ngày một dữ dội thêm, cân nặng sụt giảm rất nhanh. Mãi đến khi anh tự sờ thấy khối u trong ổ bụng mình, anh quyết định ra Hà Nội khám lại và điều trị. Bác sĩ kết luận anh bị ung thư hạch mang tên lymphome-malin. Anh phải phẫu thuật cắt gần 1m ruột.
"Sau khi mổ tại Bệnh viện Việt Đức và điều trị sau mổ tại Bệnh viện K, lúc đó bác sĩ chỉ nói với người nhà tôi thôi, nhưng tôi lờ mờ đoán ra có điều gì đó họ đang giấu tôi" - anh nhớ lại. Anh âm thầm chụp lại bệnh án của mình và lên mạng tìm kiếm thông tin. Cánh cửa như đóng sập trước mắt khi anh biết mình bị ung thư giai đoạn cuối, đã di căn sang tủy xương. Sau này bác sĩ cho biết tình trạng bệnh của anh đã rất xấu và tiên lượng thời gian sống chỉ còn khoảng 3-6 tháng.
"10 ngày sau mổ là 10 ngày tôi đau đớn đến tột cùng, bạn tưởng tượng chỉ đi từ tầng 1 lên tầng 4 cầu thang bệnh viện mà tôi phải mất đến 1,5 giờ mới đến được phòng bệnh của mình. Trong 10 ngày đó, tôi lầm lì, không nói chuyện với ai, chỉ u ơ nói chuyện với đứa con gái. Tôi không thể đặt lưng xuống giường, người nhà phải kê gối để tôi dựa cằm vào ngủ ngồi. Nói là ngủ nhưng tôi nào có ngủ được đâu, cả ngày cứ nhắm mắt vậy để đỡ phải nhìn thấy người thân mình đau đớn. Lúc đó, tôi thương mình 1 thì thương những người thân của tôi 10, tôi chỉ đau đớn thể xác nhưng người nhà tôi thì đau đớn gấp nhiều lần về tinh thần. Những lúc nói chuyện với con gái chưa đầy 1 tuổi, nước mắt tôi dàn dụa nhưng hễ thấy bóng dáng người thân đến gần là vội gạt đi như không có chuyện gì. Có lúc thấy tôi nhắm mắt, người nhà tưởng tôi đã ngủ, họ thì thầm nói chuyện mà không biết những câu chuyện đó tôi nghe từ đầu đến cuối. Cứ người nọ giấu người kia nước mắt để an ủi nhau, nhưng trong lòng thì ai cũng đau khổ tột cùng." - anh Hiệp kể.
Khi chuyển sang Bệnh viện ung bướu cơ sở 2, thời gian sau bác sĩ nói với người nhà tôi: "Nó biết
hết bệnh rồi, còn giấu nó làm gì". Khi đó, nhìn đứa con gái nhỏ bé, ngây thơ vui đùa với ba, anh
bắt đầu thay đổi suy nghĩ. Đằng nào cũng chết, vậy phải sống thế nào cho thật ý nghĩa. Với suy nghĩ
tích cực ấy, anh đã gượng dậy và quyết tâm giành giật từng ngày, từng giờ với thần chết. Biết rằng
hóa trị sẽ rụng tóc, anh đã ra hiệu cắt tóc trọc luôn, một phần cho người nhà đỡ sốc, một phần để
tóc rụng không ảnh hưởng đến những người trong gia đình, nhất là đứa con nhỏ. Suốt thời gian hóa
trị, việc ăn uống vô cùng khó khăn. Có những lúc anh phải ngồi "ôm" toilet cả ngày. Có những lần cứ
ăn vào lại nôn ra, anh lại bốc đúng chỗ thức ăn vừa nôn ra bỏ vào mồm để "rèn thói quen không ghê
sợ mùi thức ăn". Gượng dậy đi được là anh tập thể dục. Suốt thời gian điều trị, anh dành thời gian
trông nom và dạy dỗ con gái. Anh cố gắng sống lạc quan và không để suy nghĩ về căn bệnh len lỏi vào
đầu óc mình. Anh tìm toàn bộ thông tin, tài liệu trong và ngoài nước về căn bệnh mình đang mang.
Anh dịch hồ sơ bệnh án của mình và gửi sang các bác sĩ ung thư
ở Mỹ để nhờ họ tư vấn. Ngoài phác đồ điều trị của bệnh viện K, anh đã tự lên kế hoạch trị bệnh từ
ăn uống đến sinh hoạt hằng ngày, dựa trên những nguyên lý của bệnh mà mình đã tìm hiểu được.
Cứ thế, sau thời gian hóa trị, sức khỏe của anh bắt đầu hồi phục và khỏe dần lên. Thật kỳ diệu, anh đã vượt qua mốc thời gian 6 tháng. Sau 11 lần điều trị hoá trị, xét nghiệm lại thì các chỉ số tế bào xấu ở mức khoảng 5%. Bác sĩ động viên vợ chồng anh "đã vượt qua mốc 6 tháng thì cũng có thể vượt qua 1 năm, vượt qua 1 năm thì sẽ vượt qua được 2 năm...", và dần dần những ám ảnh về căn bệnh mờ nhạt dần. Anh hồi phục trong sự kinh ngạc của các bác sĩ. Sau 1 năm nghỉ ở nhà điều trị bệnh, anh trở lại công việc và từ đó đến nay đã 6 năm, sức khỏe của anh gần như đã trở lại bình thường, các xét nghiệm mỗi vài tháng một lần đều cho kết quả tỷ lệ tế bào xấu mức 5%.
Giữa lúc cuộc sống trở lại ổn định thì một cú sốc nữa lại ập đến gia đình anh, đứa con gái nhỏ bé - động lực vực anh đứng dậy khi bị bệnh - bỗng ra đi sau một tai nạn thương tâm. Cú sốc này như đánh gục anh một lần nữa. Hình ảnh đứa con gái mà hơn 1 năm trời anh ở nhà chỉ dành thời gian cho nó, nay không còn nữa khiến anh tưởng như không thể đứng dậy được. Nhưng rồi vẫn phải sống. Anh vẫn phải tỏ ra là người mạnh mẽ nhất. "Con gái ra đi, người đau đớn nhất có lẽ là tôi. Nhưng khi về đến nhà, nhìn thấy vợ với ánh mắt đỏ hoe, sưng húp, nhìn ông ngoại với nỗi đau vì cái chết của cháu, tôi không cho phép mình khóc nữa. Tôi phải gánh trọng trách vực mọi người dậy. Tôi bắt đầu tìm đến Phật pháp để học cách buông, bỏ. Và nhờ những giáo lý của nhà Phật, tôi đã tĩnh tâm trở lại với suy nghĩ rằng, cái duyên con đến với gia đình mình chỉ được đến vậy thôi và vì vậy mình phải chấp nhận".
Mình còn may mắn hơn nhiều người khác
Trở về từ cõi chết, chạm đến tận cùng nỗi đau, anh lao vào những chuyến đi cốt để quên nỗi buồn và tìm sự chia sẻ. Càng đi anh càng thấy nhiều hoàn cảnh, nhiều nỗi buồn, sự khổ và khó khăn hơn cả mình, và anh nghĩ đến những việc thiện nguyện. Đầu tiên là tại Bệnh viện K2 - nơi anh từng điều trị, anh đến mỗi lúc rảnh rỗi để an ủi, chia sẻ với họ những kinh nghiệm chống lại bệnh tật của mình. Bởi anh biết, trong điều trị bệnh, liều thuốc tinh thần đôi khi là quan trọng nhất, mình không sợ bệnh thì bệnh sẽ lui, và chẳng có minh chứng nào hùng hồn hơn chính kinh nghiệm của bản thân anh.
Anh cũng thành lập một nhóm tình nguyện đi đến những vùng khó khăn nhất của đất nước để giúp đỡ họ. Anh cùng các bạn gom góp đồ dùng, quẩn áo, chăn màn cũ, cùng đi xin hỗ trợ, đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân từ vật chất đến tinh thần giúp đỡ những mảnh đời vô gia cư khắp đất nước. Mỗi năm, cứ dịp Tết là anh và các bạn lại tổ chức gói bánh chưng cho những cư dân ở bãi giữa, bãi trong sông Hồng, những người vô gia cư ở thành phố Hà Nội và một số tỉnh khó khăn. Càng đi nhiều, anh càng thấy mình còn may mắn hơn nhiều người. "Có những người bị ung thư nhưng không may mắn được sống thì sao. Có những thiên tai, tai nạn khiến 3-4 người trong một gia đình cùng chết thì sao. Có những em bé miền núi tôi gặp, chân tứa máu vì lạnh mà không có một chiếc quần thì sao. Rõ ràng là mình còn may mắn hơn những người đó nhiều. Cuộc sống thật đáng quý, vì vậy mỗi ngày được sống khỏe, tôi phải sống sao cho thật ý nghĩa" - anh chia sẻ.
Cứ thế, sau thời gian hóa trị, sức khỏe của anh bắt đầu hồi phục và khỏe dần lên. Thật kỳ diệu, anh đã vượt qua mốc thời gian 6 tháng. Sau 11 lần điều trị hoá trị, xét nghiệm lại thì các chỉ số tế bào xấu ở mức khoảng 5%. Bác sĩ động viên vợ chồng anh "đã vượt qua mốc 6 tháng thì cũng có thể vượt qua 1 năm, vượt qua 1 năm thì sẽ vượt qua được 2 năm...", và dần dần những ám ảnh về căn bệnh mờ nhạt dần. Anh hồi phục trong sự kinh ngạc của các bác sĩ. Sau 1 năm nghỉ ở nhà điều trị bệnh, anh trở lại công việc và từ đó đến nay đã 6 năm, sức khỏe của anh gần như đã trở lại bình thường, các xét nghiệm mỗi vài tháng một lần đều cho kết quả tỷ lệ tế bào xấu mức 5%.
Giữa lúc cuộc sống trở lại ổn định thì một cú sốc nữa lại ập đến gia đình anh, đứa con gái nhỏ bé - động lực vực anh đứng dậy khi bị bệnh - bỗng ra đi sau một tai nạn thương tâm. Cú sốc này như đánh gục anh một lần nữa. Hình ảnh đứa con gái mà hơn 1 năm trời anh ở nhà chỉ dành thời gian cho nó, nay không còn nữa khiến anh tưởng như không thể đứng dậy được. Nhưng rồi vẫn phải sống. Anh vẫn phải tỏ ra là người mạnh mẽ nhất. "Con gái ra đi, người đau đớn nhất có lẽ là tôi. Nhưng khi về đến nhà, nhìn thấy vợ với ánh mắt đỏ hoe, sưng húp, nhìn ông ngoại với nỗi đau vì cái chết của cháu, tôi không cho phép mình khóc nữa. Tôi phải gánh trọng trách vực mọi người dậy. Tôi bắt đầu tìm đến Phật pháp để học cách buông, bỏ. Và nhờ những giáo lý của nhà Phật, tôi đã tĩnh tâm trở lại với suy nghĩ rằng, cái duyên con đến với gia đình mình chỉ được đến vậy thôi và vì vậy mình phải chấp nhận".
Mình còn may mắn hơn nhiều người khác
Trở về từ cõi chết, chạm đến tận cùng nỗi đau, anh lao vào những chuyến đi cốt để quên nỗi buồn và tìm sự chia sẻ. Càng đi anh càng thấy nhiều hoàn cảnh, nhiều nỗi buồn, sự khổ và khó khăn hơn cả mình, và anh nghĩ đến những việc thiện nguyện. Đầu tiên là tại Bệnh viện K2 - nơi anh từng điều trị, anh đến mỗi lúc rảnh rỗi để an ủi, chia sẻ với họ những kinh nghiệm chống lại bệnh tật của mình. Bởi anh biết, trong điều trị bệnh, liều thuốc tinh thần đôi khi là quan trọng nhất, mình không sợ bệnh thì bệnh sẽ lui, và chẳng có minh chứng nào hùng hồn hơn chính kinh nghiệm của bản thân anh.
Anh cũng thành lập một nhóm tình nguyện đi đến những vùng khó khăn nhất của đất nước để giúp đỡ họ. Anh cùng các bạn gom góp đồ dùng, quẩn áo, chăn màn cũ, cùng đi xin hỗ trợ, đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân từ vật chất đến tinh thần giúp đỡ những mảnh đời vô gia cư khắp đất nước. Mỗi năm, cứ dịp Tết là anh và các bạn lại tổ chức gói bánh chưng cho những cư dân ở bãi giữa, bãi trong sông Hồng, những người vô gia cư ở thành phố Hà Nội và một số tỉnh khó khăn. Càng đi nhiều, anh càng thấy mình còn may mắn hơn nhiều người. "Có những người bị ung thư nhưng không may mắn được sống thì sao. Có những thiên tai, tai nạn khiến 3-4 người trong một gia đình cùng chết thì sao. Có những em bé miền núi tôi gặp, chân tứa máu vì lạnh mà không có một chiếc quần thì sao. Rõ ràng là mình còn may mắn hơn những người đó nhiều. Cuộc sống thật đáng quý, vì vậy mỗi ngày được sống khỏe, tôi phải sống sao cho thật ý nghĩa" - anh chia sẻ.
Bình luận của bạn