Các nha sỹ có thể chẩn đoán chính xác bệnh đái tháo đường trong quá trình khám răng
Gene + Môi trường = Đái tháo đường
Tác dụng bất ngờ: Sống lâu hơn với thuốc điều trị đái tháo đường
Kiểm soát đường huyết sau Tết
Đái tháo đường làm suy giảm trí nhớ
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thông qua máu chân răng/nướu răng trong quá trình làm sạch răng miệng có thể cho kết quả chính xác như xét nghiệm sử dụng máu chích ngón tay.
“Có hơn 8 triệu người Mỹ không biết mình bị đái tháo đường, rất nhiều trong số này gặp nha sỹ thường xuyên hơn so với bác sỹ”, GS. Sheila Strauss – tác giả nghiên cứu, cho biết, “nếu nha sỹ có thể sàng lọc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân có thể được điều trị sớm hơn và hiệu quả hơn”.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2014, 10% dân số mắc đái tháo đường, hầu hết là đái tháo đường type 2. WHO ước tính căn bệnh này sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 7 vào năm 2030. Đái tháo đường type 2 thường khởi phát ở tuổi trưởng thành, khi cơ thể không đáp ứng với insulin hoặc không có đủ hormone insulin để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Đái tháo đường type 2 thường liên quan đến béo phì và lão hóa.
GS. Strauss và cộng sự đã tập trung vào thử nghiệm hemoglobin A1c – protein có trong tế bào hồng cầu. Theo thời gian, hemoglobin A1c được bao bọc bởi đường trong máu khiến A1c trở thành thước đo lượng đường huyết trung bình trong 2 -3 tháng trước đó.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu máu nướu năng và ngón tay của 408 bệnh nhân tại các phòng khám nha khoa tại New York, nhiều người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường. Họ sử dụng các mẫu máu này để xét nghiệm đái tháo đường. Bạn bị đái tháo đường khi mức A1c lớn hơn hoặc bằng 6,5% và bị tiền đái tháo đường khi mức A1c lớn hơn hoặc bằng 5,7%.
Các xét nghiệm bằng máu nướu răng và máy ngón tay cho kết quả khớp đến 97,8% khi chẩn đoán đái tháo đường và khớp 92,9% khi chẩn đoán tiền đái tháo đường. Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường cho kết quả chính xác đến 92,9%.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế công cộng Mỹ (American Journal of Public Health).
- Từ 45 tuổi trở lên;
- Còn trẻ nhưng bị thừa cân, béo phì và có ít nhất một trong các yếu tố sau: Một thành viên trong gia đình mới bị đái tháo đường; Lười tập thể dục; Thuộc dân tộc/chủng tộc có nguy cơ cao mắc đái tháo đường (người Latino, da đen, người Mỹ bản xứ và người Thái Bình Dương).
Bình luận của bạn