Bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị vô hiệu hóa hormone insulin
Bệnh nhân đái tháo đường gặp nguy nan vì thử máu quá nhiều
Muốn ổn định đường huyết, hãy đứng lên đi lại!
Tự chế tinh dầu quế tại nhà để tận hưởng 7 “hương vị” của sức khỏe
Bệnh đái tháo đường type 2 có cần dùng insulin?
Insulin là một loại hormone được tiết ra bởi các tế bào beta (trong tuyến tụy) vào máu và đi khắp cơ thể, chúng gắn với các thụ thể trên bề mặt tế bào để giúp glucose đi vào. Thiếu insulin và kháng insulin là hai giai đoạn của bệnh đái tháo đường type 2.
Insulin có vai trò quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường type 2
Thiếu insulin
Tình trạng thiếu hụt insulin thường xuất hiện kéo dài khoảng một vài năm trước khi phát bệnh. Những người dễ bị thiếu insulin bao gồm: Người lớn/trẻ em thừa cân, béo phì, ít vận động cùng với gene di truyền là nguyên nhân chủ yếu khiến một người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Ở những người bị đái tháo đường type 2, những phân tử này bị vô hiệu hóa, đường không thể vào tế bào hoặc được chuyển hóa sẽ ở lại trong máu và được bài tiết qua thận, đó cũng là nguyên do tại sao bệnh này lại có tên là đái tháo đường.
Kháng insulin
Khi hormone insulin bị vô hiệu hóa, các tế bào beta tuyến tụy lại tiết ra nhiều insulin hơn, người bệnh tiếp tục ăn uống tràn lan, lười vận động…, tuyến tụy sẽ mất đi khả năng sản xuất insulin, dẫn đến tình trạng thiếu hụt mà sinh bệnh.
Đường tích tụ vào máu không được sử dụng nên ở giai đoạn đầu của bệnh đường huyết vẫn cao ngay cả khi đói. Người bệnh đái tháo đường ngay cả khi ăn chay cũng có thể cho mức glucose trong máu tăng lên 125mg / dL khi xét nghiệm máu. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng, người bệnh đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh đái tháo đường đã mất đi khoảng 50% chức năng của các tế bào beta tuyến tụy.
Bình luận của bạn