Bệnh sỏi mật: Khi nào cần đi khám bác sỹ?

Đau hạ sườn phải đột ngột và dữ dội có thể là dấu hiệu của bệnh lý túi mật

Nhịn ăn sáng gây tái phát sỏi mật?

Nghi sỏi mật khi xuất hiện "bộ ba": Đau, sốt, vàng da

Tán sỏi mật: Cần "bốn mặt giáp công"

TPCN Kim Đởm Khang – Giúp tăng cường sức khỏe gan mật

Đau bụng nói chung có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng, đặc biệt là ở những người bị bệnh tim mạch hoặc trên 60 tuổi. Đau thượng vị (dưới mũi ức) thường là đau do hội chứng dạ dày (viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày - tá tràng), có khi là triệu chứng của viêm tuỵ cấp, mạn tính. Nếu đau thượng vị lệch sang phải có thể là bệnh của gan, đường dẫn mật và túi mật. Nếu vị trí đau dịch xuống có thể là vị trí của thận, niệu quản…

Đau bụng do sỏi mật có thể kèm các triệu chứng sốt trên 38oC hoặc ớn lạnh, vàng da, mắt, nước tiểu màu vàng nâu sậm hoặc phân lỏng, sáng màu… Nếu có các biểu hiện này, bạn nên đi khám ngay để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Sỏi túi mật là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh của túi mật. Sỏi phát triển khi các chất trong dịch mật (như cholesterol, muối mật, và calci) tạo thành các hạt cứng gây cản trở dịch mật lưu thông. 80% sỏi túi mật không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng rất nhẹ. 20% sỏi túi mật có triệu chứng biểu hiện bằng các cơn đau dữ dội ở hạ sườn phải (cơn đau quặn gan), đây là triệu chứng nổi bật của sỏi túi mật. Cơn đau xuất hiện do sỏi di chuyển đến ống cổ túi mật, gây tắc tạm thời và do căng giãn dẫn đến thiếu máu gây ra cơn đau.

Các cơn đau bụng do sỏi mật thường xuất hiện khi:

- Sau khi ăn thức ăn nhiều mỡ, rượu.

- Thời kỳ trước khi hành kinh.

- Quá căng thẳng thần kinh.

Cơn đau thường xuất hiện vào buổi tối hoặc vào ban đêm, cơn đau liên tục, tăng dần lên đôi khi đi kèm theo các triệu chứng như rối loạn nhịp thở, ngoại tâm thu, chậm nhịp tim. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Nếu cơn đau kéo dài trên 6 giờ có thể có khả năng có biến chứng viêm túi mật.

Cơn đau bụng do sỏi mật có thể xuất hiện khi quá căng thẳng thần kinh

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

Mặc dù bệnh túi mật bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng có đến 80% các trường hợp mắc sỏi không có triệu chứng, nếu có cũng rất mơ hồ như đau, sốt thoảng qua, nôn, buồn nôn. Vì vậy, xác định những yếu tố nguy cơ để phòng ngừa bệnh là điều rất quan trọng. Các yếu tố đó bao gồm:

- Trên 55 tuổi;

- Thừa cân/béo phì, ít hoạt động thể chất;

- Phụ nữ đã sinh nhiều con;

- Giảm cân nhanh (do bệnh, do sử dụng thuốc giảm béo);

- Bổ sung estrogen hoặc sử dụng thuốc tránh thai liều cao (estrogen làm tăng nồng độ cholesterol trong mật);

- Chế độ ăn ít calorie, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ, lạm dụng rượu/bia.

- Bị mắc một số bệnh: Suy giáp, táo bón, viêm ruột mạn tính, viêm loét đại tràng, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

- Tiền sử gia đình có nhiều người bị bệnh túi mật;

- Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc kháng acid, thuốc hạ cholesterol (thuốc hạ mỡ máu), thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm…

Để phòng ngừa bệnh sỏi mật, bạn cần tăng cường hoạt động thể chất, giảm ăn chất béo bão hòa, hạn chế rượu bia… Những người đã mắc bệnh càng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa xuất hiện sỏi mới và các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể dử dụng thêm một số loại thảo dược như Uất kim, Chỉ tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo... để hỗ trợ điều trị sỏi mật hiệu quả. 

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa