Nếu nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến khám bác sỹ ngay lập tức
Tắc ruột sau khi ăn 3 quả hồng giòn
Cứu sống bé 1 ngày tuổi bị tắc ruột
Cảnh báo tình trạng tắc thở, tắc ruột do nuốt dị vật ở trẻ nhỏ
Gắp thành công 4 hạt kim loại gây tắc ruột bé gái
Nguyên nhân gây tắc ruột
Một số tình trạng như ung thư đại tràng, bệnh Crohn (viêm mạn tính khiến thành ruột bị dày lên) hoặc phẫu thuật vùng bụng hoặc hông có thể là các nguyên nhân gây ra chứng tắc ruột.
Những dấu hiệu cảnh báo tắc ruột
Các cơn đau bụng đột ngột: Bạn có thể phải trải qua các cơn đau đớn (có thể liên tục hoặc ngắt quãng) khi ruột cố gắng đẩy các chất thải đường ruột và dịch tiêu hóa đi qua khu vực tắc nghẽn. Các cơn đau do tắc ruột thường xảy ra xung quanh rốn hoặc vùng bụng dưới.
Tắc ruột có thể gây ra các cơn đau bụng đột ngột
Đau đi kèm cùng cảm giác buồn nôn, nôn mửa: Tình trạng buồn nôn, nôn mửa thường xuất hiện ở trẻ em. Các bé có thể nôn ra dịch màu vàng xanh.
Bụng phình to, đầy hơi: Khi bị tắc ruột, các chất thải không được thải ra ngoài sẽ tích tụ tại ruột, khiến bụng phình to, đầy hơi.
Tiêu chảy: Người bệnh có thể bị tiêu chảy khi ruột bị tắc một phần.
Táo bón và không thể trung tiện: Không thể trung tiện là dấu hiệu báo hiệu tắc ruột nghiêm trọng do ruột đã bị tắc hoàn toàn.
Bạn cần làm gì?
Nếu một trong các dấu hiệu trên kéo dài hơn 1 tuần hoặc có nhiều dấu hiệu xuất hiện cùng lúc (đặc biệt là đau bụng nặng kết hợp với nôn mửa), bạn nên tới khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Người bệnh có thể cần xét nghiệm máu, chụp X-quang, CT ổ bụng và nội soi đại tràng. Chụp X-quang sẽ giúp các bác sỹ tìm thấy tình trạng tắc ruột, chụp CT sẽ giúp xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn.
Trong trường hợp tắc ruột nhẹ, các bác sỹ có thể hướng dẫn bạn thực hiện các biện pháp điều trị duy trì. Với trường hợp nặng hơn (nhiễm trùng ổ bụng), người bệnh sẽ cần được phẫu thuật ngay lập tức để hạn chế nguy cơ tử vong.
Bình luận của bạn