Thở khò khè là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi
Hen phế quản, hen suyễn có di truyền không?
Mất ngủ làm tăng gấp 3 lần nguy cơ hen suyễn
Có nên sử dụng tinh dầu để trị hen phế quản?
Làm sao để phòng bệnh hen tái phát trong mùa Xuân cho trẻ?
Nguyên nhân hen suyễn ở trẻ nhỏ
Nếu gia đình có người bị hen suyễn thì trẻ có nguy cơ bị hen suyễn lên tới 50% và trẻ có thể bị hen suyễn ngay từ khi còn rất nhỏ. Ngoài ra, trẻ có thể bị hen suyễn bẩm sinh do từ trong bụng mẹ do quá trình mang thai mẹ tiếp xúc nhiều với đồng vật như chó hoặc mèo, các loại hóa chất độc hại...
Triệu chứng hen suyễn ở trẻ nhỏ
Khi trẻ sơ sinh bị ho, khò khè, khó thở lặp lại nhiều lần, cha mẹ nên đưa đi khám vì đó có thể là dấu hiệu bệnh hen suyễn. Trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường ho không có đờm, cơn ho kéo dài và tiếng ho nghe tiếng rít. Ho kéo dài là triệu chứng điển hình của hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trẻ bị hen suyễn thường bị thở khò khè. Mẹ có thể nghe thấy rõ âm thanh thở khò khè, cảm giác được trẻ đang bị vướng gì đó ở cỏ họng muốn đẩy ra. Đây là một phản ứng bình thường vì khi trẻ bị hen suyễn thường bị mắc dịch nhầy ở cổ họng.
Ho kéo dài là triệu chứng điển hình của hen suyễn ở trẻ sơ sinh
Ngoài ra, trẻ bị hen suyễn thường có các triệu chứng của các bệnh dị ứng khác như viêm da cơ địa, chàm. Theo các nhà khoa học, trẻ sơ sinh có tiền sử bị dị ứng thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn. Chàm ở trẻ tuy không phải là một dấu hiệu đặc trưng của hen suyễn nhưng tỷ lệ trẻ bị chàm mắc hen suyễn thường rất cao. Trẻ bị hen suyễn thường sẽ xuất hiện những phản ứng mẫn cảm với một có tác nhân như: khói bụi, phấn hoa, một số loại đồ ăn, lông vật nuôi… Các phản ứng mẫn cảm này có thể là bị ho, khó thở, choáng khi tiếp xúc với các tác nhân gây mẫn cảm.
Việc chuẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ em thường gặp nhiều khó khăn bởi, trong giai đoạn 5 năm đầu đời, đặc biệt là những triệu chứng hen ở trẻ thường tương tự với triệu chứng của các bệnh khác như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản co thắt và viêm phổi... Bởi vậy khi đưa trẻ đến khám bác sỹ cha mẹ có thể cung cấp cho bác sỹ một số thông tin sau:
- Gia đình có người bị hen suyễn hoặc dị ứng không
- Các tác nhân khiến trẻ bị lên cơn hen
- Nhịp thở của trẻ thế nào trong các thời điểm ban đêm, lúc hoạt động, lúc nghỉ ngơi
Hen suyễn ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện hơn người lớn
Kiểm tra chức năng phổi thường được sử dụng để thực hiện một số chẩn đoán hen suyễn - tuy nhiên kỹ thuật này thường khó thực hiện với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thay vào đó, các bác sỹ có thể xem con bạn ản ứng với thuốc điều trị để cải thiện hơi thở như thế nào. Các bác sỹ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng và chụp X-quang để lấy thêm thông tin. Dựa vào những thông tin này, các bác sỹ có thể đưa ra chẩn đoán tốt nhất.
Làm gì để phòng hen suyễn cho trẻ?
Cha mẹ có thể phòng hen suyễn cho trẻ hiệu quả bằng cách tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ cần giữ sạch sẽ môi trường sống xung quanh, giữ ấm cơ thể trẻ mùa lạnh và khi thời tiết chuyển mùa; Nên tiêm phòng để phòng ngừa các bệnh cúm, viêm đường hô hấp cho trẻ sớm. Ngoài ra, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ chủ động chống chọi lại các nguy cơ gây bệnh hen suyễn. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng phù hợp với hệ miễn dịch của trẻ để tăng cường hệ miễn dịch chủ động trong cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bình luận của bạn