Mùa lạnh, đừng chủ quan khi bị ngứa da

Trời lạnh khô là nỗi ám ảnh của người bị viêm da cơ địa

Giúp mẹ nhận biết, chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa dị ứng có dùng kem thảo dược hay thực phẩm chức năng được không?

Bổ sung vitamin B5 có giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa?

Bé bị đỏ da, mẩn ngứa trên mặt do đâu?

Vì sao viêm da cơ địa bùng phát mùa Đông?

Thời tiết sang Đông, lạnh và hanh khô như hiện nay là nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh viêm da cơ địa (eczema) tăng cao hơn so với các bệnh lý khác. 

Theo ThS.BS Nguyễn Hữu Trường - Trung tâm Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai: "Tiết trời lạnh, hanh khô làm gia tăng tình trạng mất nước ở da, trong khi cơ thể lại không được bổ sung nước kịp thời vì thói quen ngại uống nước khi trời quá lạnh. Tình trạng mất nước kéo dài gây ra hiện tượng khô da, ngứa da. Nhiều người “chữa” bằng cách tắm thường xuyên bằng xà phòng có tính sát khuẩn cao và nước quá nóng, chính điều này càng làm tăng mức độ mất nước cho da, làm ngứa da hơn trước. Nhưng càng ngứa và gãi nhiều, tổn thương da càng nghiêm trọng, càng khó điều trị hơn trước."

Càng gãi càng làm bệnh viêm da cơ địa nặng lên

Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh sẽ gãi do không tự kiềm chế được. Nếu móng tay dài sẽ làm trầy xước, chảy máu và rất dễ bị nhiễm khuẩn gây lở loét, mưng mủ và da ở vùng này thường bị dày lên. Việc gãi gây trầy xước da khi bị viêm da cơ địa sẽ làm tình trạng viêm da nặng thêm hơn rất nhiều gây khó khăn cho điều trị và khi khỏi dễ để lại sẹo. Ngoài triệu chứng da khô, nổi ban, mụn nước vùng bị viêm còn có thể bị nứt nẻ, có khi không gãi cũng gây chảy máu. Đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng, da khô thì cảm thấy ngứa nhiều hơn, ngứa liên tiếp, càng gãi càng ngứa.

Viêm da cơ địa không lây nhiễm thành dịch nhưng hay bị tái phát. Tuy vậy, trên cùng một cơ thể nếu bị viêm da cơ địa kèm theo nhiễm khuẩn thì có thể làm lây lan ở nhiều vị trí khác trên cơ thể. Ngoài ra, viêm da cơ địa có thể gây viêm da thần kinh, thậm chí gây biến chứng ở mắt như viêm kết mạc do dị ứng xảy ra gây ngứa trong và xung quanh mi mắt.

Giữ ẩm, cách phòng bệnh tốt nhất

Cho đến nay, việc dự phòng và điều trị bệnh viêm da cơ địa còn gặp không ít khó khăn bởi vì nguyên nhân gây bệnh thường rất phức tạp. Khi nghi ngờ bị viêm da cơ địa, người bệnh nên đi khám chuyên khoa da liễu, nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Để hạn chế nguy cơ tái phát viêm da cơ địa, người bệnh nên giữ da sạch sẽ, nên hạn chế gãi để tránh vết thương bị trầy xước. Vệ sinh môi trường sống cũng là vấn đề cần quan tâm để hạn chế mắc bệnh viêm da cơ địa. Không nên nuôi động vật trong nhà, nhất là mèo, chó. Loại bỏ tất cả các kích thích làm tăng tình trạng bệnh. Nếu thức ăn được xác định là thủ phạm chính, phải kiêng tuyệt đối trong chế độ ăn.

Nên bôi kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô khiến bệnh nặng lên

Ngoài ra, viêm da cơ địa thường bùng phát trong thời tiết hanh khô nên để phòng bệnh, cần chú trọng đến việc giữ ẩm cho da. Nên sử dụng loại sữa tắm có hàm lượng dưỡng, giữ ẩm cao. Sau tắm nên bôi kem giữ ẩm ngay, nhất là đối với vùng da tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dưỡng da nhưng người bệnh viêm da cơ địa nên hạn chế tối đa các sản phẩm có màu, mùi vì chúng có thể chứa nhiều chất phụ gia, có thể gây dị ứng cho người vốn có cơ địa dị ứng.

Thuốc corticoid dạng kem bôi có hiệu quả nhất trong điều trị viêm da cơ địa. Trong những trường hợp nặng có thể thêm thuốc kháng histamine/corticoid để uống. Nếu nhiễm khuẩn thứ phát thì cần dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Việc điều trị cho người viêm da dị ứng nên theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không tự mua thuốc để tự điều trị hoặc người nhà khi không có kiến thức chuyên môn về y tế. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu