Bà bầu không nên bổ sung acid folic vào cuối thai kỳ
Mẹ đã nhận biết được cảm lạnh hay dị ứng ở con chưa?
5 triệu chứng dị ứng thực phẩm chớ dại mà bỏ qua
Da nhạy cảm, viêm da dị ứng: Mùa Đông nên chăm sóc thế nào?
Trẻ bị dị ứng thực phẩm – Những điều mẹ buộc phải biết
Acid folic, một loại vitamin B đã được chứng minh là ngăn ngừa được các khiếm khuyết trong ống thần kinh - tiền thân của hệ thống thần kinh trung ương trong bào thai đang phát triển. Ống thần kinh phát triển trong tháng đầu của thai kỳ, vì thế các chuyên gia y tế thường khuyên thai phụ nên bổ sung acid folic trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bà bầu tiếp tục bổ sung vào những tháng cuối của thai kỳ là không cần thiết, vì nó có thể làm tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ.
Nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng, thai nhi bị hạn chế sự tăng trưởng trong tử cung trong giai đoạn cuối của thai kỳ có thể có tác dụng bảo vệ chống lại các chứng dị ứng thời thơ ấu.
Các nhà nghiên cứu Úc, thuộc Viện nghiên cứu Robinson của Đại học Adelaide đã thực hiện nghiên cứu trên những con cừu con. Nhóm nghiên cứu đã chia nhóm cừu mang thai thành 3 nhóm. Nhóm 1: Cừu mẹ có nhau thai nhỏ hơn bình thường. Nhóm 2: Cừu mẹ có nhau thai nhỏ hơn, nhưng được dùng liều cao bổ sung acid folic trong tháng cuối cùng của thai nghén. Nhóm 3: Cừu mẹ có nhau thai bình thường và có chế độ ăn uống bình thường.
Sau khi các cừu con được sinh ra, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra các phản ứng của da như: Dấu hiệu dị ứng đối với các chất gây dị ứng bám bụi và lòng trắng trứng ở những con cừu. Kết quả, nhóm 1 có mức độ viêm nhiễm cao hơn, nhưng không có sự khác biệt về phản ứng ở da so với nhóm 2 và nhóm 3.
Tuy nhiên, khi xét nghiệm với protein lòng trắng trứng, nhóm 1 và nhóm 2, có tỷ lệ phản ứng dị ứng cao hơn nhóm 3. Các nhà nghiên cứu giải thích, kết quả này giúp các nhà khoa học hiểu được nguy cơ dị ứng ở người. Vì thế, các bà mẹ mang thai nên được tư vấn về nguy cơ gia tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ, sau khi bổ sung acid folic trong suốt thai kỳ.
Bình luận của bạn