Trẻ bị dị ứng thực phẩm – Những điều mẹ buộc phải biết

Trẻ bị dị ứng thực phẩm có triệu chứng gì?

Bé mới ăn dặm, ăn chocolate có hại gì không?

Làm sao để biết trẻ có bị dị ứng thực phẩm không?

Bà bầu tránh ăn lạc, uống sữa có giúp trẻ sinh ra không bị dị ứng không?

Tác nhân không ngờ gây dị ứng thực phẩm

Điều gì xảy ra khi trẻ bị dị ứng thực phẩm?

Khi trẻ bị dị ứng thực phẩm, cơ thể sẽ coi thực phẩm như một thứ gì đó nguy hiểm và phát động một cuộc tấn công hệ miễn dịch.

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2013, tỷ lệ dị ứng thực phẩm ở trẻ dưới 18 tuổi đã tăng từ 3,4% trong năm 1997 – 1999 lên 5,1% trong năm 2009 – 2011.

Đôi khi cơ thể tạo ra một kháng thể gọi là IgE - một protein có thể phát hiện thức ăn. Khi bé ăn thức ăn mà cơ thể coi là nguy hiểm, cơ thể sẽ sản xuất các chất như histamine để chống lại "kẻ xâm lược". Những chất này gây ra các triệu chứng dị ứng, có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài phút đến hai giờ sau khi ăn một loại thực phẩm cụ thể: Lưỡi hoặc miệng bị ngứa, bỏng, ngứa tai, hoặc phát ban, khó thở. Trong một số trường hợp, các triệu chứng dị ứng thức ăn như eczema hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa như nôn hoặc tiêu chảy là mạn tính.

Trẻ em có thể dị ứng thức ăn ngay cả khi trước đó chúng đã ăn thức ăn đó mà không có vấn đề gì. 

Những loại thực phẩm nào có thể gây dị ứng?

Có thể bị dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào, nhưng tám nhóm thực phẩm sau gây ra 90% các ca dị ứng thực phẩm:

Trứng, sữa, lạc, lúa mì, đậu nành, các loại hạt (như óc chó, hạt điều), cá (như cá ngừ, cá hồi và cá tuyết), và động vật có vỏ (tôm và cua).

Những loại thực phẩm gây dị ứng

Nên làm gì khi trẻ bị dị ứng thực phẩm?

Nếu bé có vấn đề về hô hấp, sưng mặt, môi hoặc nôn mửa, tiêu chảy nặng sau khi ăn, hãy đưa bé đi khám ngay. Phản ứng dị ứng nặng có thể rất nguy hiểm, khiến trẻ tắc thở, vì vậy cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Một khi bé đã bị dị ứng thực phẩm, bác sỹ có thể đề nghị bạn mang theo một ống tiêm epinephrine. Các thiết bị này sẽ tự động điều chỉnh đúng liều epinephrine để ngăn chặn phản ứng dị ứng.

Bạn cũng nên cho người chăm sóc trẻ biết về loại thực phẩm mà bé bị dị ứng. Các thực phẩm gây dị ứng có thể bị “ẩn”, vì vậy nên kiểm tra lại các thành phần của món ăn. Đảm bảo rằng người chăm sóc biết chính xác cần phải làm gì nếu bé bị dị ứng.

Dị ứng thực phẩm có di truyền không?

Nếu bố mẹ bị dị ứng, con cũng có thể bị dị ứng, nhưng không nhất thiết là một loại dị ứng cụ thể nào. Nếu cả hai bố mẹ bị dị ứng, xác suất đứa trẻ bị dị ứng là 75%.

Dị ứng thực phẩm có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. Trẻ bị dị ứng thực phẩm có nguy cơ bị dị ứng và các bệnh liên quan khác như viêm da và hen suyễn từ 2 đến 4 lần so với trẻ không bị dị ứng.

Trẻ em bị dị ứng có tự hết không?

Trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa, trứng, đậu nành và lúa mì có thể sẽ tự hết khi lớn lên. Dị ứng lạc, các loại hạt, cá và động vật có vỏ nhiều khả năng sẽ lâu hơn các loại dị ứng khác.

Có cách gì phòng ngừa dị ứng thực phẩm cho trẻ?

Trước đây, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đề xuất bạn nên hoãn việc cho bé ăn một số loại thực phẩm mà bố mẹ đã bị dị ứng. Nhưng hiện nay, các chuyên gia ở AAP lại cho rằng việc trì hoãn cho bé ăn các loại thực phẩm gây dị ứng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm. Nếu bạn nghĩ rằng con của bạn có thể bị dị ứng thực phẩm, hãy nói chuyện với bác sỹ.

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên giới thiệu các thực phẩm kể cả các thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé khi bé bắt đầu ăn dặm, nhưng nhớ cho bé ăn từng loại một để biết bé bị dị ứng với loại nào (nếu có).

Đừng cho bé uống sữa bò cho đến khi bé được 12 tháng tuổi, nhưng các sản phẩm sữa khác thì tốt.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp ngăn ngừa dị ứng. Cân nhắc việc cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị dị ứng.

Có thể điều trị dị ứng thực phẩm được không?

Không có thuốc chữa hoặc ngăn ngừa phản ứng dị ứng thực phẩm. “Chìa khóa” để ngăn ngừa phản ứng dị ứng là tránh các thực phẩm đã từng bị dị ứng.

Bạn sẽ phải cảnh giác về việc đọc nhãn thực phẩm, biết thành phần nào cần tránh, và hỏi về các thành phần trong các món ăn của nhà hàng hoặc thức ăn ở nhà bạn bè.

Nếu con của bạn tránh ăn nhiều thực phẩm, hãy nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bé là đủ.

An An H+ (Theo babycenter.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ