Tác động qua lại của gene và môi trường là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường
Tác dụng bất ngờ: Sống lâu hơn với thuốc điều trị đái tháo đường
Kiểm soát đường huyết sau Tết
Đái tháo đường làm suy giảm trí nhớ
Cỏ cũng chữa đái tháo đường
Coi chừng đái tháo đường vì thiếu ngủ!
Bệnh đái tháo đường do một gene của con người di truyền qua hàng triệu năm. Bệnh có thể khởi phát hoặc biến mất do ảnh hưởng của môi trường như chế độ ăn uống, tập luyện.
Đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường type 2 và béo phì là do sự thay đổi hoá học của ADN, còn gọi là epigenome. Sự thay đổi của gene làm cho những protein cần thiết để sản xuất insulin và các hormone kiểm soát lượng đường trong máu bị rối loạn.
Nghiên cứu này giúp giải thích tại sao bệnh đái tháo đường type 2 hầu như không xuất hiện ở các thế hệ trước đây, giờ đã ảnh hưởng tới hơn 300 triệu người trên toàn thế giới.
Các nhà nghiên cứu đến từ đại học Johns Hopkins (Anh) đã thí nghiệm trên những con chuột có cùng bộ gene ban đầu. Nghiên cứu cho thấy nhưng con chuột béo và gầy dần dần có những biểu hiện gene khác nhau. Những con chuột béo hơn nếu bị gắn thêm nhóm methyl vào ADN sẽ chặn các gene này sản xuất protein, từ đó gây ra bệnh đái tháo đường.
TS Andrew Feinberg - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biểu sinh thuộc Đại học Johns Hopkins, cho biết: "Chuột và người cách nhau 50 triệu năm tiến hoá, nhưng thực thú vị khi cơ chế gây bệnh béo phì và đái tháo đường type 2 gần như cùng một khuôn mẫu".
"Như vậy, việc phục hồi gene có thể cung cấp một phương pháp mới để điều trị đái tháo đường và béo phì", TS G William Wong, tác giả nghiên cứu cho biết. Nghiên cứu này mang lại hy vọng cho những người bị mắc đái tháo đường trong tương lai không xa.
Tiểu Bắc H+ (Theo Foxnews)
Bình luận của bạn