- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bước vào thời kỳ mãn kinh khiến phụ nữ mắc đái tháo đường càng trở nên khủng hoảng, mệt mỏi
Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào?
Cẩn thận, bạn dễ bị động kinh nếu bị đái tháo đường type 1
Thực đơn chuẩn không cần chỉnh cho người bị đái tháo đường
Chế độ ăn chuẩn cho phụ nữ mãn kinh để giảm bốc hỏa, phòng ung thư
Buồng trứng “đình công”: Nguy hiểm hơn mãn kinh sớm trăm lần!
Ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh với bệnh đái tháo đường
Lo lắng lớn nhất của người phụ nữ chính là khi bước vào thời kỳ mãn kinh - sự kiện đánh dấu quá trình lão hóa trong cơ thể bắt đầu diễn ra, dẫn đến nhiều thay đổi trong tâm tư, tình cảm và sức khỏe.
Một vài thay đổi ở phụ nữ mắc đái tháo đường trong thời kỳ mãn kinh:
- Thay đổi lượng đường máu: Các hormone estrogen và progesterone ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng của insulin với tế bào. Ở thời kỳ mãn kinh, sự thay đổi nồng độ hormone có thể làm nồng độ đường máu thay đổi thất thường, làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng mắt, thận, thần kinh, tim mạch…
- Tăng cân: Một số phụ nữ có thể bị tăng cân trong giai đoạn này, do đó làm tăng nguy cơ đề kháng insulin, khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh mắc đái tháo đường dễ bị tăng cân hơn
- Nhiễm trùng: Đường máu cao ức chế quá trình miễn dịch của cơ thể, đồng thời là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, nên người bệnh đái tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng. Ở phụ nữ thường là nhiễm nấm âm đạo, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng da… dai dẳng và khó điều trị. Trong và sau tiền mãn kinh, nồng độ estrogen thay đổi càng làm tăng nguy cơ này.
- Mất ngủ: Bốc hỏa, vã mồ hôi vào ban đêm là dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến việc điều chỉnh nồng độ đường máu trở nên khó khăn hơn.
- Stress: Lo lắng, căng thẳng, sức khỏe bị giảm sút… khiến phụ nữ ở sẽ mất một khoảng thời gian để thích ứng. Stress càng làm cho quá trình viêm trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn, từ đó gia tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng đái tháo đường.
- Vấn đề tình dục: Đái tháo đường có thể gây hư hại đến thần kinh của các tế bào ở âm đạo. Điều này có thể gây trở ngại cho sự kích thích và đạt cực khoái. Khô âm đạo, một triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh, có thể gây ra đau do chảy máu khi quan hệ.
Phụ nữ mãn kinh mắc đái tháo đường nên làm gì?
Thời kỳ mãn kinh có thể gây cản trở việc kiểm soát đái tháo đường của bạn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát đường máu ở thời kỳ này nếu thực hiện theo các lời khuyên dưới đây:
- Duy trì lối sống khỏe mạnh: Lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, vận động thường xuyên – là nền tảng cho kế hoạch điều trị đái tháo đường. Các thực phẩm tốt cho sức khỏe và các hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp tâm trạng bạn trở nên tốt hơn trong thời kỳ mãn kinh.
Ăn nhiều rau củ quả, tốt cho người đái tháo đường
- Kiểm tra đường máu thường xuyên: Bạn có thể cần kiểm tra nồng độ đường máu của bạn thường xuyên hơn trong ngày. Lập một biểu đồ cho nồng độ đường máu và các triệu chứng. Bác sĩ của bạn có thể sử dụng những chi tiết này để đưa ra kế hoạch điều trị đái thường hiệu quả.
- Hỏi bác sỹ về việc bổ sung các thuốc đái tháo đường: Nếu nồng độ đường máu trung bình của bạn tăng, bạn có thể cần tăng liều lượng thuốc đái tháo đường hoặc bắt đầu một loại thuốc mới – đặc biệt nếu bạn tăng cân hoặc bớt vận động. Tương tự, nếu đường máu trung bình giảm, bạn nên giảm liều lượng thuốc đang dùng.
- Sử dụng thêm thuốc hạ mỡ máu: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ cao mắc biến chứng tim mạch. Các nguy cơ này thậm chí dễ xảy ra hơn khi ở thời kỳ mãn kinh có kèm theo rối loạn mỡ máu. Sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe, vận động thường xuyên, sử dụng thêm thuốc hạ mỡ máu (nếu cần) sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ cho các triệu chứng thời kỳ mãn kinh: Nếu bạn phải đấu tranh với sự bốc hỏa, khô âm đạo, giảm khả năng tình dục hoặc các triệu chứng thời kỳ mãn kinh khác, hãy nhớ rằng việc điều trị là cần thiết. Đối với một vài phụ nữ, liệu pháp hormone có thể là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo chị em sử dụng các liệu pháp từ thiên nhiên để giảm bớt những tác dụng phụ của việc điều trị.
Đường máu tăng cao kéo dài trong thời kỳ mãn kinh, kết hợp quá trình stress oxy hóa tế bào diễn ra mạnh mẽ là những nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ gặp phải biến chứng đái tháo đường. Vì thế, bổ sung thêm một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên mang lại khả năng làm giảm stress oxy hóa tế bào như Nhàu, Câu kỷ tử, đồng thời phục hồi chức năng tuyến tụy để làm giảm đường huyết như Mạch môn… sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường hiệu quả.
Ngân Giang H+ (Theo Mayoclinic)
Bình luận của bạn