Khuyến nghị mức cholesterol theo từng độ tuổi

Theo mức cholesterol khuyến nghị, người già, người trưởng thành, trẻ nhỏ cần cân bằng chế độ ăn uống

Hạt rau dền giúp xương chắc khỏe, ổn định cholesterol trong máu

Người bị cholesterol cao vẫn ăn được trứng?

Giảm chỉ số LDL cholesterol, giảm bao nhiêu là đủ?

Khỏe đẹp hơn nhờ các loại nước ép rau củ

Chế độ ăn uống và tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc giữ trái tim của bạn luôn khỏe mạnh, đặc biệt với người có hàm lượng cholesterol cao

Cholesterol là một chất béo mà gan tạo ra. Đồng thời, nó cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Cơ thể chúng ta cần một số cholesterol để hoạt động hiệu quả. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nồng độ cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tổng mức cholesterol bao gồm các thành phần: Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), chất béo trung tính. LDL cholesterol được coi cholesterol “xấu” vì nó gây tắc nghẽn các mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. HDL cholesterol được coi là cholesterol “tốt” vì nó giúp bảo vệ tim mạch. Chất béo trung tính là lượng chất béo dư thừa tích tụ trong cơ thể.

Cụ thể, nếu nồng độ LDL cholesterol cao, cholesterol có thể tích tụ trong thành mạch máu, gây ra tắc nghẽn và dẫn đến:

- Giảm lưu lượng máu đến tim và tăng nguy cơ đau tim.

- Giảm lưu lượng máu đến não và tăng nguy cơ đột quỵ.

Nồng độ HDL cholesterol càng cao thì càng tốt cho sức khỏe. Ngược lại, nồng độ chất béo trung tính cao và HDL cholesterol thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Gia đình có tiền sử mắc cholesterol cao cần kiểm tra định kỳ thường xuyên

Nồng độ cholesterol khuyến nghị ở người lớn

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo những người từ 20 tuổi nên kiểm tra cholesterol từ 4 - 6 năm/lần bởi đây là thời điểm nồng độ cholesterol bắt đầu thay đổi. Khi cơ thể già đi, nồng độ cholesterol trong cơ thể có xu hướng tăng lên. Nồng độ cholesterol ở đàn ông cao hơn phụ nữ, mức cholesterol ở phụ nữ biến động nhất vào thời kỳ mãn kinh.

Những người có hàm lượng cholesterol cao, nguy cơ mắc các bệnh tim, đái tháo đường nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn.  

Biểu đồ khuyến nghị cholesterol cho người lớn

Theo hướng dẫn của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (JACC) đưa ra khuyến nghị để kiểm soát cholesterol trong máu ở mức an toàn.

Đơn vị mg/dL và được đo lúc đói.

 

Cholesterol toàn phần

HDL cholesterol

LDL cholesterol

Triglycerides

Lý tưởng

< 200 (càng thấp càng tốt)

Trung bình: > 60

Nam giới: >40

Nữ giới: >50

< 100 đối với người bình thường

< 70 đối với người mắc bệnh động mạch vành

<149 là mức trung bình

<100 là mức an toàn nhất

Tầm kiểm soát

Trung bình

200 - 239

Không phân loại

130 – 159

Thấp 

150 - 199

> 240

Không phân loại

> 160

(Rất cao: > 190)

Cao

> 200 (Rất cao: > 500)

Không phân loại

< 40

Không phân loại


Nồng độ cholesterol khuyến nghị ở trẻ em

Các chuyên gia khuyến nghị trẻ em nên kiểm tra cholesterol lần đầu tiên ở độ tuổi từ 9 - 11, tái kiểm tra khi đạt 17 – 21 tuổi. Khuyến nghị áp dụng với trẻ em thường xuyên hoạt động thể chất, có chế độ ăn uống lành mạnh, không có thừa cân, gia đình không có tiền sử mắc cholesterol cao.

Ngược lại, nếu trẻ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, tiền sử gia đình mắc cholesterol cao thì trẻ nên được kiểm tra nồng độ cholesterol ở đổ tuổi 2 – 8 tuổi, tái kiểm tra khi đạt 12 – 16 tuổi.

Biểu đồ khuyến nghị cholesterol cho trẻ em

Đơn vị mg/dL:

 

Tổng lượng Cholesterol

HDL cholesterol

LDL cholesterol

Triglycerides

Lý tưởng

< 170

> 45

< 110

< 75 đối với trẻ từ 0 – 9 tuổi

< 90 đối với trẻ từ 10 – 19 tuổi

Tầm kiểm soát

170 – 199

40 – 45

110 – 129

75 – 99 đối với trẻ từ 0 – 9 tuổi

90 – 129 đối với trẻ từ 10 – 19 tuổi

Cao

> 200

Không phân loại

> 130

> 100 đối với trẻ từ 0 – 9 tuổi

> 130 đối với trẻ từ 10 – 19 tuổi

Thấp

Không phân loại

< 40

Không phân loại

Không phân loại


Thiết lập chế độ ăn và lối sống lành mạnh

Để kiểm soát nồng độ cholesterol ở mức an toàn, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh. Một vài lời khuyên của chuyên gia dành cho mọi lứa tuổi:

Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất có thể giúp bạn giảm cân và tăng HDL cholesterol. Mỗi ngày, bạn nên dành 30 - 60 phút để đạp xe, chạy bộ, bơi lội và khiêu vũ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ăn nhiều chất xơ: Bổ sung chất xơ từ rau củ, hoa quả vào chế độ ăn uống. Thay đổi thói quen ăn uống như: Thay bánh mì trắng, mì ống bằng ngũ cốc nguyên hạt, thịt đỏ bằng cá, hải sản…

Ăn nhiều chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh Omega-3,6,9 từ dầu Olive, trái bơ, các loại hạt có lợi cho sức khỏe, không làm tăng nồng đồ LDL cholesterol.

Ăn nhiều chất xơ để giảm cân giữ dáng, bảo vệ trái tim 

Kiểm soát lượng cholesterol: Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hòa như phô mai, sữa nguyên chất, thịt đỏ.

Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm giảm HDL cholesterol.

Hạn chế uống rượu: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi ngày nam giới không nên uống quá 2 ly rượu và phụ nữ không nên uống quá 1 ly rượu. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng hàm lượng chất béo triglyceride trong máu, gây ra các tình trạng như tăng huyết áp, rung tâm nhĩ.

Giảm cân: Giảm bớt trọng lượng cơ thể dư thừa có thể giúp bạn kiểm soát nồng độ cholesterol. Đây là một vài lời khuyên để giảm cân hiệu quả: ăn protein trắng, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, hạn chế sử dụng chất béo không lành mạnh, thực phẩm chế biến và đồ ăn có đường. Đặc biệt, bạn cần duy trì các hoạt động thể chất để đốt cháy lượng calo bạn tiêu thụ mỗi ngày.

Phạm Mơ H+ (Theo The Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch