Kiểm soát trọng lượng để quản lý đường huyết tốt hơn

Quản lý trọng lượng giúp bệnh nhân đái tháo đường duy trì tốt hơn mức đường huyết

Sulforaphane từ mầm bông cải xanh sẽ thay thế thuốc đái tháo đường?

Nên làm gì khi chỉ số đường huyết tăng cao?

Cách hạn chế biến chứng mắt do đái tháo đường

Người bị đái tháo đường có nên kiểm tra đường huyết thường xuyên khi bị ốm?

1. Tập thể dục

Những người tăng hoạt động thể lực cùng với việc ăn kiêng sẽ giảm cân nhanh hơn những người chỉ giảm cân bằng cách ăn kiêng. Đây là kết quả của nghiên cứu được tham gia bởi 10.000 người đàn ông và phụ nữ đang theo kế hoạch giảm cân. Chỉ có 10% đạt được và duy trì mục tiêu giảm cân mà không cần tập thể dục. Hầu hết những người tham gia nghiên cứu đã chọn đi bộ như là hình thức tập thể dục của họ.

2. Ăn sáng

Chế độ ăn kiêng hiệu quả nhất cần bao gồm ăn đầy đủ bữa sáng. Bỏ bữa ăn sáng có thể dẫn đến ăn quá nhiều vào bữa sau. Điều này có thể phá hoại kế hoạch giảm cân và làm cho lượng đường trong máu tăng lên mất kiểm soát.

3. Giảm calorie

Lượng calorie chính xác mà bệnh nhân đái tháo đường cần tiêu thụ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tuổi tác, giới tính, trọng lượng hiện tại, mức độ hoạt động thể chất và thể trạng. Một mục tiêu hợp lý cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 là từ 1.200 - 1.800 calorie mỗi ngày cho phụ nữ và từ 1.400 - 2.000 calorie mỗi ngày đối với nam giới. Các bác sỹ có thể giúp người bệnh điều chỉnh phạm vi calorie lý tưởng để giảm cân và kiểm soát tốt lượng đường trong máu tốt hơn.

4. Ăn thực phẩm giàu chất xơ

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm lượng đường trong máu và rút ngắn thời gian đạt được mục tiêu giảm cân đã đề ra. Các nghiên cứu còn cho thấy tiêu thụ nhiều chất xơ mỗi ngày còn có thể ngăn ngừa sự tăng cân. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ từ 31 - 50 tuổi nên ăn ít nhất 25gr chất xơ mỗi ngày, trong khi nam giới ở cùng độ tuổi nên ăn khoảng 31gr. Khi chúng ta già đi, yêu cầu chất xơ của cơ thể giảm xuống. Phụ nữ từ 51 tuổi trở lên cần khoảng 22gr mỗi ngày, ở nam giới là 28gr chất xơ.

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm lượng đường trong máu

5. Chia thành các bữa nhỏ

Các bữa ăn lớn có thể làm tăng lượng đường trong máu. Mặt khác với cùng một lượng thức ăn, khi chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày sẽ giúp giữ mức đường huyết thấp hơn sau khi ăn. Thêm vào đó, việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn lượng calorie nạp vào và giảm cảm giác thèm ăn.

6. Đặt mục tiêu ở mức thấp

Đặt ra các mục tiêu bắt đầu ở mức thấp rồi từ từ tăng lên sẽ giúp người bệnh dễ dàng thực hiện mục tiêu đề ra, từ đó có động lực để thực hiện các mục tiêu khó hơn trong tương lai.

7. Áp dụng một vài mẹo nhỏ để tránh ăn quá nhiều

- Ăn thực phẩm có hàm lượng calorie thấp đầu tiên. Nên bắt đầu mỗi bữa ăn bằng những thực phẩm chứa ít calorie nhất, chẳng hạn như các loại rau không có tinh bột.

- Tăng cường món salad vào thực đơn của bạn. Làm salad là một cách đơn giản để có thể bổ sung nhiều rau hơn vào trong chế độ ăn uống. Như đã nói ở trên, một chế độ giàu chất xơ có thể giúp người bệnh quản lý tốt hơn mức đường huyết.

- Lấp đầy thời gian trống. Nếu nhàn rỗi, bạn có thể sẽ ăn nhiều hơn. Do đó, hãy lấp đầy khoảng trống trong thời gian biểu của mình bằng các hoạt động như đi bộ hoặc làm việc nhà,...

- Mang theo bàn chải và kem đánh răng. Giữ chúng trong ví hoặc cặp. Khi thèm ăn, đánh răng bằng kem đánh răng có mùi vị bạc hà có thể làm giảm cảm giác này.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
(*) sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(**) Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết