- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Nên làm gì khi chỉ số đường huyết tăng cao?
Người bị đái tháo đường có nên kiểm tra đường huyết thường xuyên khi bị ốm?
Thuốc đái tháo đường giúp giảm nguy cơ bệnh tim và thận
Giảm nguy cơ ung thư vú nếu phụ nữ đái tháo đường uống aspirin liều thấp
5 loại lá có thể giúp kiểm soát đái tháo đường
Đáp: Khi lượng đường trong máu tăng cao, trước khi quyết định phải làm gì, bạn phải hiểu lý do gây ra tình trạng này. Có nhiều lý do khiến lượng đường trong máu của bạn có thể cao hơn phạm vi mục tiêu bản thân đưa ra. Bên cạnh việc bạn ăn vào những gì, chỉ số đường huyết còn có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ hoạt động thể chất, các loại thuốc bạn uống, thời gian kiểm tra mức đường huyết hoặc thể trạng hiện tại của bạn.
Trở lại câu hỏi "tôi nên làm gì?", hãy dành thời gian để suy nghĩ và trả lời những câu hỏi sau đây.
- Trước khi kiểm tra đường huyết, lần cuối cùng bạn ăn là những thực phẩm gì?
- Lần cuối cùng bạn ăn là vào khoảng thời gian nào?
- Bạn đã tập thể dục chưa?
- Bạn đang uống thuốc gì?
- Bạn có uống thuốc không?
- Thời điểm kiểm tra lượng đường trong máu trong ngày của bạn là khi nào?
Trước khi kiểm tra đường huyết, lần cuối cùng bạn ăn là những thực phẩm gì?
Một số loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn những loại khác. Ví dụ, thực phẩm giàu tinh bột có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn thức ăn giàu chất đạm hoặc chất béo. Nếu thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, việc giảm lượng thực phẩm chứa tinh bột hoặc thay thê bằng các loại thực phẩm chứa ít tinh bột có thể hữu ích.
Lần cuối cùng bạn ăn là vào khoảng thời gian nào?
Nếu bạn kiểm tra lượng đường trong máu từ 1 - 2 giờ sau khi ăn, bạn có thể thấy chỉ số đường huyết cao hơn nếu bạn kiểm tra lượng đường trong máu 4 giờ sau khi ăn. Bạn nên có các mục tiêu khác nhau cho lượng đường trong máu trước và sau khi ăn.
Nếu bạn kiểm tra lượng đường trong máu vào sáng sớm và bạn không ăn kể từ đêm trước, đừng ngạc nhiên nếu lượng đường trong máu cao hơn. Điều này có thể do sự thay đổi hoạt động của hormone vào ban đêm và buổi sáng sớm khiến bạn bị tăng lượng đường trong máu. Nếu đây là trường hợp của bạn, có nghĩa là bạn cần nói chuyện với bác sỹ về các lựa chọn điều trị, chẳng hạn như thay đổi dinh dưỡng, thuốc men hoặc kế hoạch tập thể dục của bạn.
Khoảng thời gian khác nhau sau khi ăn sẽ cho ra kết quả đường huyết khác nhau khi kiểm tra
Bạn đã tập thể dục chưa?
Tập thể dục có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn không tập thể dục, lượng đường trong máu của bạn có thể cao hơn. Lưu ý, tập thể dục có thể khiến lượng đường trong máu xuống thấp. Hãy chia sẻ với bác sỹ để nhận được tư vấn về chương trình tập luyện an toàn. Đừng quên mang theo nước và một ít thực phẩm chứa tinh bột như kẹo ngọt, nho khô hoặc viên nén glucose để sử dụng khi bị hạ đường huyết.
Bạn đang uống thuốc gì?
Không phải tất cả những người bị đái tháo đường đều cần phải dùng thuốc để giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn không dùng thuốc, có thể bạn sẽ cần. Nếu câu trả lời là có, có thể bạn cần liều thuốc cao hơn hoặc một loại thuốc khác. Không tự ý thay đổi liều lượng mà không thảo luận trước với bác sỹ của bạn.
Bạn có uống thuốc không?
Nếu bạn đã được kê thuốc uống và lượng đường trong máu cao, bạn có thể đã không uống thuốc. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do.
Bạn quên uống thuốc? Nếu điều này xảy ra thường xuyên, có lẽ bạn cần thay đổi thời gian uống thuốc vào một khoảng thời gian nào đó mà bản thân có thể nhớ mang theo và sử dụng chúng. Nếu bạn có điện thoại thông minh, bạn có thể cài báo thức để nhắc nhở mình. Bạn gặp khó khăn để chi trả tiền thuốc? Nếu có, bạn có thể cần một loại thuốc khác mà có thể mua được hoặc sử dụng các loại thuốc được bảo hiểm hỗ trợ thanh toán. Vấn đề này bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn.
Thời điểm kiểm tra lượng đường trong máu trong ngày của bạn là khi nào?
Có thể là lượng đường trong máu của bạn luôn cao hoặc chỉ vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày. Nếu nó luôn cao vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn sẽ cần phải điều chỉnh tổng thể, bao gồm những thay đổi trong kế hoạch ăn uống, tập thể dục và thuốc của bạn. Nếu chỉ vào một thời điểm nhất định trong ngày, bạn có thể chỉ cần điều chỉnh nhỏ trong chế độ ăn uống, tập thể dục trước khoảng thời gian đường huyết thường xuyên gia tăng.
Tốt nhất, bạn nên viết lại mức đường trong máu, thức ăn, tập thể dục và việc sử dụng thuốc mỗi ngày trong một quyển sổ ghi chép. Với thông tin của bạn trong tay, các bác sỹ có thể đưa ra một kế hoạch quản lý lượng đường trong máu tốt nhất cho bạn.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
(*) sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(**) Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn