Trẻ em và thanh thiếu niên nên hoạt động thể chất thường xuyên hơn để phòng béo phì
Chống béo phì trẻ em: Cần bắt đầu từ... trước khi mang thai!
Hơn 2 tỷ người trên thế giới bị thừa cân - Việt Nam ít người béo phì nhất
Suy tim khó điều trị do lối sống ít vận động, thừa cân, béo phì
“Thuốc tập thể dục” - Loại thuốc tương lai dành cho người ít vận động
Các nhà khoa học từ Trường Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) đã tiến hành khảo sát 12.529 người trong độ tuổi từ 6 - 84, chia làm 5 nhóm tuổi: Trẻ em (từ 6 - 11 tuổi), thanh thiếu niên (12 - 19 tuổi), người trẻ (20 - 29 tuổi), trung niên (31 - 59) và người cao tuổi (từ 60 trở lên). Những người tham gia nghiên cứu được đeo thiết bị theo dõi mức độ hoạt động thể chất trong 7 ngày liên tục (trừ thời gian tắm, ngủ).
Các nhà nghiên cứu nhận thấy: Hoạt động thể chất của trẻ em và thanh thiếu niên đang ngày càng suy giảm. Độ tuổi duy nhất có sự gia tăng trong mức độ hoạt động thể chất là những người trẻ trên 20 tuổi. Bắt đầu từ độ tuổi 35, mức độ vận động lại tiếp tục suy giảm.
Trẻ em, thanh thiếu niên có lối sống ít vận động dễ bị thừa cân, béo phì
GS. Vadim Zipunnikov, tác giả nghiên cứu chính cho biết: “Mức độ hoạt động của trẻ em và thanh thiếu niên đang ở mức thấp đáng báo động. Theo đó, mức độ vận động của một thanh niên 19 tuổi cũng chỉ tương đương với người 60 tuổi”. Các nhà khoa học cho rằng lối sống ít vận động là nguyên nhân khiến bệnh béo phì tăng cao đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên trong những năm gần đây.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định các thời điểm mức độ hoạt động cao nhất/thấp nhất trong ngày của từng nhóm tuổi. Với trẻ em trong độ tuổi đi học, thời gian hoạt động chính là vào buổi chiều từ 2 - 6 giờ. Người trẻ trên 20 tuổi có mức độ hoạt động cao hơn vào buổi sáng, được cho là có liên quan tới việc bắt đầu đi làm và các thay đổi khác trong cuộc sống.
Trong đa số các nhóm tuổi, nam giới thường có mức độ vận động cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, từ cuối độ tuổi trung niên tới khi về già, mức độ hoạt động của nam giới lại có xu hướng thấp hơn nữ giới.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em từ 5 - 17 tuổi nên hoạt động ít nhất 60 phút/ngày. Thực tế cho thấy hơn 25% bé trai, 50% bé gái từ 6 - 11 tuổi; hơn 50% nam thanh niên và 75% nữ thiếu niên từ 12 - 19 tuổi không đáp ứng được khuyến cáo này.
Các nhà khoa học cho rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ giúp đưa ra các kế hoạch tăng cường hoạt động thể chất cho từng nhóm tuổi, đặc biệt là vào các thời điểm mức độ hoạt động thấp nhất trong ngày. Nếu được thực hiện tốt, điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm khi về già.
Bình luận của bạn