- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Làm sao để kiểm soát đường huyết tốt hơn sau khi ăn?
Tác dụng của tinh dầu thơm với thần kinh của người đái tháo đường
Nghiên cứu mới giúp ngăn ngừa suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường
Mất thị lực do đái tháo đường tăng đến mức báo động
Chỉ số đường huyết (GI) của một số loại rau và hoa quả
1. Chọn loại tinh bột tốt cho sức khỏe
Trong 3 dưỡng chất chính cung cấp năng lượng cho cơ thể, bao gồm tinh bột, đạm và chất béo, chất khiến mức đường huyết dễ tăng cao nhất là tinh bột. Do đó, việc kiểm soát lượng tinh bột nạp vào cơ thể là điều rất quan trọng để bệnh nhân đái tháo đường có thể giữ ổn định được mức đường huyết.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo người bệnh chỉ nên ăn từ 45 - 60 gram tinh bột mỗi bữa (khoảng 1 bát cơm con). Đặc biệt, thay vì chọn tinh bột hấp thu nhanh như cơm gạo trắng, bún, bánh mỳ trắng,... nên chọn các loại tinh bột hấp thu chậm như cơm gạo lứt, các loại rau quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại đậu.
2. Tăng cường chất đạm và chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn
Đạm và chất béo lành mạnh là những chất dinh dưỡng tác động đến lượng đường trong máu chậm hơn. Chúng giúp bạn cảm thấy no lâu, tránh tình trạng ăn vặt hoặc ăn quá nhiều mà có thể làm tăng lượng đường huyết.
Bạn có thể tham thảo thực đơn khẩu phần dinh dưỡng lành mạnh trong bữa ăn chính mà ADA đưa ra để quản lý tốt đường huyết:
- Nửa đĩa thức ăn cỡ trung bình rau củ luộc, chẳng hạn như rau muống, bắp cải, cà rốt, su hào,...
- 1/4 đĩa thức ăn cỡ trung bình thực phẩm giàu tinh bột, ví dụ ngũ cốc, cơm hay khoai tây.
- 1/4 đĩa thức ăn cỡ trung bình với thực phẩm chứa đạm nạc như thịt bò, cá, gà hoặc đậu phụ.
- Người bệnh có thể uống thêm một ly 250ml sữa ít chất béo, vài miếng trái cây hoặc nửa bát con salad trái cây.
3. Ăn sáng với thực phẩm chứa nhiều đạm
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2015 trên Tạp chí Nutions, người bị đái tháo đường ăn 25 - 30 gram đạm vào bữa sáng có mức đường huyết ngay sau khi ăn và sau bữa trưa thấp hơn những người ăn ít hơn hoặc không ăn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tiếp tục theo dõi lượng đường trong máu để xem những thực phẩm giàu đạm khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào tới mức đường huyết sau bữa ăn.
Gạo lứt tốt cho sức khỏe người bị đái tháo đường
4. Ăn thêm chất xơ
Chất xơ thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa và giúp bạn cảm thấy no lâu. Thêm vào đó, chất xơ làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn nên nó rất có lợi cho những người bị bệnh đái tháo đường.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Board of Family Medicine vào tháng 2/2012 chỉ ra rằng, bệnh nhân đái tháo đường type 2 được bổ sung nhiều chất xơ đã giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói so với những người bổ sung ít hoặc không bổ sung.
ADA khuyến cáo người bệnh nên cố gắng đạt được ít nhất 25 - 30 gram chất xơ mỗi ngày (khoảng 2 - 3 bát con) từ các loại rau, ngũ cốc, các loại đậu và trái cây ít đường.
5. Ăn nhẹ giữa các bữa bằng các loại hạt
Bên cạnh việc thực phẩm bạn ăn vào là gì, lượng thức ăn bạn sử dụng trong mỗi bữa cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ăn nhẹ giữa các bữa bằng các loại hạt là một cách tuyệt vời để kiềm chế cơn đói do bữa ăn bị giảm khẩu phần. Hơn nữa, các loại hạt là loại thực phẩm rất tốt cho người bị đái tháo đường.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS One vào năm 2014 cho thấy ăn các loại hạt, chẳng hạn hồ đào, hạt điều, hạnh nhân,... có thể giúp giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường type 2.
6. Cẩn thận với các loại thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo
Những loại thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo như soda ăn kiêng, viên đường ăn kiêng được thêm vào cà phê, trà có thể khiến mức đường huyết tăng cao.
Lưu ý, những loại thực phẩm được dán nhãn "không đường" hoặc "ít đường" không có nghĩa là nó không thể khiến bạn bị tăng lượng đường trong máu. ADA khuyến cáo người bệnh nên nhìn vào bảng thông tin chi tiết dinh dưỡng ở mặt sau thay vì chủ quan với tuyên bố quảng cáo ở mặt trước sản phẩm.
7. Uống nhiều nước
Không có loại thức uống nào tốt hơn cho người mắc bệnh đái tháo đường type 2 bằng nước lọc. Uống nước trước bữa ăn giúp bạn ăn ít hơn trong bữa mà có thể tạo điều kiện để kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.
8. Cuối cùng, hãy theo dõi mức đường huyết và tìm hiểu thêm các biện pháp hỗ trợ ổn định đường huyết
Ghi lại những thực phẩm bạn ăn và mức đường huyết sau ăn trong một cuốn nhật ký là cách tốt nhất để biết được thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu. Nó cũng giúp bạn khám phá những ảnh hưởng của các yếu tố như căng thẳng và hoạt động thể chất tác động tới chỉ số này.
Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu thêm các biện pháp hỗ trợ ổn định đường huyết như tham gia thể dục thể thao, tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng chuyên biệt dành cho bệnh song song với việc dùng thuốc theo hướng dẫn bác sỹ.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn