Những chỉ số giúp kiểm soát, ngừa biến chứng đái tháo đường

Tự kiểm tra lượng đường trong máu sẽ giúp bệnh nhân quản lý, ngừa biến chứng ĐTĐ tốt hơn

Đường huyết ảnh hưởng thế nào đến trí nhớ?

Thực đơn dinh dưỡng giúp kiểm soát đái tháo đường

Vì sao người bệnh đái tháo đường nên ăn việt quất?

Tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Enrico Cagliero - Giáo sư Y khoa tại Trường ĐH Y Harvard (Mỹ) cho biết: "Kiểm soát đái tháo đường là điều hoàn toàn cần thiết. Bằng cách giữ những chỉ số trong phạm vi ổn định nhất định, nó có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng do ĐTĐ như mù lòa hoặc suy thận".

Dưới đây là 8 chỉ số mà GS. Enrico Cagliero lưu ý tới bệnh nhân ĐTĐ:

Chỉ số A1C (HbA1c)

GS. Enrico Cagliero

Chỉ số A1C sẽ cho bạn biết lượng đường trong máu (glucose) trung bình của bạn trong 2 - 3 tháng qua. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, bạn nên đi xét nghiệm A1C ít nhất 6 tháng một lần. Mặc dù lượng đường huyết tăng cao trong thời gian ngắn sẽ không làm cơ thể bị tổn thương nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không có nguy cơ gặp các biến chứng. Hầu hết những bệnh nhân ĐTĐ type 2 nên giữ mức A1C dưới 7%. Nếu cao hơn con số này, bạn cần phải thay đổi chiến lược kiểm soát bệnh ĐTĐ hiện tại.

Lượng đường trong máu

Tự kiểm tra lượng đường trong máu sẽ chỉ ra mức độ đường huyết của bạn tại thời điểm đó. Bác sỹ sẽ khuyên bạn nên tự kiểm tra trước và sau bữa ăn hoặc vào ban đêm. Mức đường huyết ổn định trước bữa ăn cho người ĐTĐ type 2 là 70 - 130 và nhỏ hơn 180 trong vòng 1 - 2 giờ sau khi ăn. Hãy chắc chắn rằng bạn đang ăn uống đúng cách. Nếu lượng đường huyết vẫn cao, bạn có thể cần phải điều chỉnh thuốc hiện đang sử dụng.

Huyết áp

Bệnh nhân ĐTĐ có nhiều khả năng phát triển bệnh tim, do đó tầm soát nguy cơ bệnh tim là một phần quan trọng trong kiểm soát ĐTĐ. Bạn nên giữ mức huyết áp dưới 140/80 mmHg. Enrico Cagliero cho biết, dùng thuốc huyết áp theo chỉ dẫn, đạt và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, tránh ăn mặn và các loại thực phẩm có lượng natri cao sẽ giúp bạn giữ được lượng huyết áp luôn trong tầm kiểm soát.

Cholesterol

Cholesterol cao trong máu cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim liên quan đến ĐTĐ. Cholesterol toàn phần nên ở mức dưới 200, cholesterol "xấu" (LDL) dưới 100 và cholesterol "tốt" (HDL) cao hơn 40 đối với nam và 50 đối với nữ. Triglycerides, một loại chất béo được tìm thấy trong máu của bạn nên ít hơn 150 ở cả nam giới và phụ nữ. Bạn nên hạn chế chất béo bão hòa trong thịt, chế phẩm từ sữa còn nguyên chất béo và các loại thực phẩm chiên rán. Song song đó, cần hoạt động thể chất nhiều hơn và uống thuốc giảm cholesterol (khi bác sỹ yêu cầu) cũng giúp bạn đạt được mức cholesterol trong giới hạn quy định.

Vòng eo và trọng lượng

Một trong những yếu tố làm bệnh nhân ĐTĐ chưa quản lý tốt bệnh lý của mình là do chưa quan tâm đúng mức đến trọng lượng và chu vi vòng eo. Hơn nữa, đây cũng là yếu tố quan trọng nhất tác động tới kết quả tim mạch. Trên thực tế, chỉ cần giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể cũng đã cho thấy những cải thiện đáng kể về lượng đường trong máu và huyết áp của bạn.

Bệnh nhân ĐTĐ chưa quan tâm đến trọng lượng

Chức năng thận

Tổn thương thận là một biến chứng thường gặp của ĐTĐ. Vì vậy, bệnh nhân ĐTĐ hàng năm cần xét nghiệm kiểm tra protein trong nước tiểu. Nếu mức microalbumin trên 30, điều này đồng nghĩa với việc thận của bạn đang có dấu hiệu bắt đầu bị tổn thương. Nếu con số này lên đến trên 300, chức năng thận sẽ bị thiệt hại vĩnh viễn.

Đếm calorie

Thay vì đếm carbs (năng lượng), để quản lý tốt hơn bệnh ĐTĐ type 2, bạn nên đếm calorie bởi nó sẽ giúp giữ ổn định trọng lượng cơ thể. Mặc dù calorie đề xuất cho mỗi ngày là khác nhau nhưng bạn có thể tự tìm hiểu các loại thực phẩm chứa nhiều calorie để tránh chúng, chẳng hạn như không ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vì chúng có chứa đường.

Thời gian tập thể dục

Tập thể dục aerobic với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày được khuyến khích cho bệnh nhân ĐTĐ giúp giảm nguy cơ biến chứng. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm lượng đường trong máu, cholesterol "xấu", hỗ trợ giảm cân và giữ cho tim cùng các bộ phận khác của cơ thể luôn khỏe mạnh. Nếu bạn chưa hoạt động thể chất trong một thời gian, cần nói chuyện với bác sỹ trước khi thực hiện một chương trình tập thể dục mới. Hãy bắt đầu với 5 - 10 phút mỗi ngày và nhắm mục đích có ít nhất 150 phút tập aerobic mỗi tuần.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1783/2014/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết