Tiền đái tháo đường – Hành động ngay khi vừa mới "chớm"

Tiền đái tháo đường - "thẻ vàng" cho sức khỏe

Tiền đái tháo đường - Ai có nguy cơ?

Tiền đái tháo đường: Làm sao để biết?

Tiền đái tháo đường – “thẻ vàng” cho sức khỏe

Tìm hiểu về "tiền đái tháo đường"

Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị đái tháo đường. Tình trạng này còn được gọi là rối loạn đường huyết lúc đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT).

Khi nào được coi là tiền đái tháo đường?

Bạn được coi là tiền ĐTĐ, khi các chỉ số xét nghiệm đường trong máu của bạn phù hợp với các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Tiền ĐTĐ

ĐTĐ

Xét nghiệm HbA1c

Từ 6 – 6,5%

> 6,5

Đường huyết lúc đói (không ăn trong vòng 8 giờ hoặc qua ngủ đêm)

Từ 100 - 126 mg/dL

Hoặc 5,6 – 6.5 mmol/L

>126 mg/dl  

Hoặc 7,0 mmol/L

Đường huyết sau ăn 2h

140 - 199 mg/dL

Hoặc 7,8 - 11,0 mmol/L

>200 mg/dL

Hoặc11.1 mmol/L

Hầu hết những người có đường huyết nằm trong ngưỡng tiền ĐTĐ đều tiến triển thành ĐTĐ type 2 trong vòng 5 - 10 năm; 50% người mắc tiền ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc đột qụy. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm để điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như hoạt động thể lực, tiền ĐTĐ có thể được chữa khỏi.

Hầu hết những người có đường huyết nằm trong ngưỡng tiền ĐTĐ đều tiến triển lên ĐTĐ type 2 trong vòng 10 năm; 50% người mắc tiền ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc đột qụy. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm để điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như hoạt động thể lực, tiền ĐTĐ có thể được chữa khỏi.

Kế hoạch ngăn chặn sự tiến triển của tiền đái tháo đường

Chuyên gia về bệnh đái tháo đường, TS.BS Stewart Harris đang giảng dạy tại Đại học Tây Ontario (Canada), thành viên Hội Đái tháo đường Canada cho rằng với 7 bước dưới đây, bạn sẽ thoát khỏi ‘bản án chung thân’ mang tên đái tháo đường type 2:

Bước 1: Giảm cân để giảm nguy cơ ĐTĐ

Việc giảm từ 5 - 7% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm 58% nguy cơ phát triển thành ĐTĐ type 2.

Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện giảm cân cho tới khi đạt được trọng lượng khỏe mạnh và cố gắng duy trì mức đó.

Chiến lược giảm cân: Tiêu thụ ít calorie, ăn nhiều thực phẩm đốt cháy mỡ thừa (nghệ, đậu lăng, trà xanh, cá hồi…) và tập thể dục. Luôn luôn nhắc nhở mình về mục đích của việc giảm cân để không bị nản lòng nếu cân nặng không “nhúc nhích”.

Bước 2: Tăng cường luyện tập - giảm nguy cơ kháng insulin

Cố gắng hoạt động thể chất 5 ngày/tuần, mỗi ngày khoảng 30 – 60 phút. Việc tập luyện không nhất thiết phải được thực hiện ở phòng tập GYM hay những bài thể dục cầu kỳ; Dành thời gian đạp xe, đi bộ hoặc leo cầu thang cũng đã có thể tạo ra sự khác biệt.

Bước 3 – Bỏ thói quen xấu của cả gia đình

Đôi khi chỉ mình bạn nỗ lực là chưa đủ, một số thói quen không lành mạnh của các thành viên khác trong gia đình, chẳng hạn như ăn ngọt, ngồi nhiều… cũng ảnh hưởng lớn đến việc phòng ngừa bệnh ĐTĐ của bạn.

Ngoài ra, căn bệnh này cũng có tính chất di truyền, tốt hơn hết là tất cả mọi người nên cùng nhau phòng bệnh.

Bước 4 – Ngủ đủ giấc giúp tăng cường sự nhạy cảm với insulin

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát đường huyết

Nghiên cứu mới đây cho thấy những người thường xuyên ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nhiều nguy cơ bị kháng insulin. Tình trạng kháng insulin khiến cho các phân tử đường bị ứ đọng lại trong máu, làm tăng đường huyết và gây bệnh ĐTĐ type 2. Tốt nhất nên ngủ trên 6 tiếng mỗi đêm.

Bước 5 – Kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol máu

Khi ở ranh giới giữa bị ĐTĐ và khỏe mạnh, việc kiểm soát huyết áp và cholesterol quan trọng hơn bao giờ hết. Cholesterol trong máu cao và bệnh tăng huyết áp có thể làm tăng tốc độ phát triển bệnh ĐTĐ type 2.

Để thực hiện được bước này, bạn nên đi khám bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc, thay đổi lối sống, chế độ ăn và dùng thực phẩm chức năng nếu cần.

Bước 6 – Dùng thuốc hạ đường huyết

Dùng thuốc hạ đường huyết theo hướng dẫn của bác sỹ

"Thuốc hạ đường huyết rất hiệu quả trong việc phòng ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh ĐTĐ", TS. Harris cho biết.

Việc sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ để tránh gặp phải tình trạng hạ đường huyết đột ngột rất nguy hiểm.

Bước 7 – Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Đây là bước không thể thiếu để kiểm soát đường huyết, điều chỉnh lối sống, thuốc và chế độ ăn hợp lý. Kiểm tra đường huyết thường xuyên cũng giúp bạn thấy được kết quả của cả quá trình nỗ lực chống lại bệnh tật.

"Một khi bạn đã bị chẩn đoán ĐTĐ, bạn sẽ mãi sống chung với bệnh. Nhưng nếu bạn ở ngưỡng tiền ĐTĐ thì tất cả vẫn đang trong tầm kiểm soát và bị bệnh hay không là do bạn quyết định!", Tiến sỹ Harris nhấn mạnh.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết