- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Mệt mỏi sau khi ăn có thể là dấu hiệu đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường có được ăn bánh chưng?
Giá trị đường huyết 7mmol/l bị đái tháo đường chưa?
Bị đái tháo đường type 2 chỉ số đường huyết bao nhiêu là hợp lý?
Bị đái tháo đường có cần phải kiểm tra đường huyết hàng ngày?
TS.BS Linda Shiue - chuyên gia nội khoa tại Quỹ Y học Palo Alto (San Francisco, Mỹ):
Chào bạn,
Có rất nhiều nguyên nhân gây mệt mỏi và không tỉnh táo, chẳng hạn như stress kéo dài, mất ngủ... Viêm khớp bàn tay, đầu gối, đau lưng hoặc một số thuốc điều trị bệnh lý trên cũng gây ra tác dụng phụ tương tự. Tuy nhiên, theo như mô tả của bạn (mệt mỏi và không tỉnh táo sau khi ăn, mặc dù không gặp vấn đề gì về giấc ngủ), thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Mệt mỏi thường xuyên, đặc biệt là sau bữa ăn, là một triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường. Bởi các phản ứng viêm sinh ra khi đường huyết tăng, giảm đột ngột, hoặc quá trình viêm do biến chứng đái tháo đường. Mặt khác, đường huyết quá cao hoặc quá thấp cũng có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Trong cả hai trường hợp, mệt mỏi là kết quả của sự mất cân bằng giữa mức glucose trong máu với lượng insulin được phát hành (hoặc hiệu quả của chúng). Insulin là hormone tham gia vận chuyển đường vào trong tế bào, để tế bào sử dụng làm năng lượng hoạt động. Khi không có đủ insulin, hoặc insulin không hoạt động hiệu quả, đường trong máu không được đưa hết vào tế bào, đồng nghĩa với việc tế bào không nhận được đủ năng lượng cần thiết và kết quả là cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Nhưng nó thường đi kèm với một số triệu chứng khác như khát nước thường xuyên, tiểu nhiều lần trong ngày, mắt nhìn mờ…
Tốt nhất, bạn nên đi xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân gây mệt mỏi là do đường huyết quá cao/quá thấp hay vì nguyên nhân nào khác để được điều chỉnh phù hợp.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Kim Chi H+
Bình luận của bạn