Người bệnh đái tháo đường có thể mắc các bệnh gì về da?

Đái tháo đường có thể liên quan đến nhiều bệnh về da

6 câu hỏi thường gặp về biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Ngứa da ở cánh tay, chân có phải biến chứng đái tháo đường?

Kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng các thói quen này

Làm sao cải thiện biến chứng tim mạch do đái tháo đường?

Dưới đây là những bệnh về da phổ biến liên quan đến bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường):

1. Bệnh gai đen (Acanthosis Nigricans)

Bệnh này có đặc điểm là da sẫm màu hơn ở các nếp gấp phần sau cổ, có cảm giác như nhung. Trên thực tế, đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường, vì nó xảy ra do kháng insulin. Ngoài phần sau cổ, bệnh gai đen có thể ảnh hưởng đến da ở nách, mặt, đùi trong, khuỷu tay, đầu gối.

Những người béo phì mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị tình trạng này. Bên cạnh đó, những người có bất thường về nội tiết, bệnh ác tính bên trong (đặc biệt là ung thư dạ dày) và bệnh nhân ghép thận có nguy cơ cao mắc bệnh gai đen.

2. Hoại tử da dạng mỡ (Necrobiosis Lipoidica Diabeticorum)

Đây là một vấn đề phổ biến ở người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường và nguyên nhân là do những thay đổi trong mạch máu. Đầu tiên trên da xuất hiện nốt đục mờ. Theo thời gian, các tổn thương phát triển một đường viền màu tím và thậm chí có thể gây sẹo. Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể loét, trở nên ngứa và đau đớn.

3. Chứng xơ cứng ngón tay (Digital Sclerosis)

Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể bị xơ cứng ngón tay, da dày, bò sát. Ngoài ra, các khớp ngón tay trở nên cứng và khó di chuyển. Cùng với da ở mu bàn tay, da trên ngón chân và trán cũng có thể bị ảnh hưởng. Đôi khi, da dày lên, lan đến mặt, vai và ngực.

Giữ ẩm cho da giúp làm dịu triệu chứng nhưng kiểm soát lượng đường trong máu là cách điều trị duy nhất đối với vấn đề này.

4. Da nổi hạt cứng (Eruptive Xanthomatosis)

Bệnh đái tháo đường không kiểm soát có thể gây u vàng phát ban, chúng đặc trưng bởi da vàng, nổi hạt cứng giống như hạt đậu. Những nốt này có thể có quầng màu đỏ xung quanh và ngứa, nó thường xảy ra ở mu bàn tay, khuỷu tay, cánh tay và mông.

5. Mụn nước, phồng rộp (Bullosis Diabeticorum)

Các vết phỏng rộp thường lớn, không bị đau và không có biểu hiện viêm tấy đỏ. Chúng thường xuất hiện ở mặt lưng của ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Giống như bất kỳ loại mụn nước khác, mụn nước đái tháo đường có thể gây nhiễm trùng nếu vấn đề không được giải quyết.

6. U xơ cứng bì (Scleredema Diabeticorum)

Bệnh này có biểu hiện như sự dày lên của da ở vùng lưng trên và sau cổ. Nó cũng có thể xảy ra trên mặt, cổ và thân. Bệnh thường tiến triển chậm trong vòng nhiều năm nhưng càng lâu sẽ dẫn đến hạn chế khả năng vận động ở cổ và vai. Để chẩn đoán chính xác tình này, bạn nên tiến hành sinh thiết da.

7. Bệnh u hạt vòng (Disseminated Granuloma Annulare)

Đây là một vấn đề da phổ biến khác ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Nó gây ra các đốm nổi lên, gồ ghề hoặc hình nhẫn, có thể có màu da, đỏ hoặc nâu đỏ. Các nốt này thường phát triển trên ngón tay và tai có thể gây ngứa nhẹ. Khi lượng đường trong máu được kiểm soát, các nốt mụn thường tự biến mất mà không để lại sẹo.

Lê Tuyết H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết