Lượng đường trong máu không kiểm soát ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
5 cách để tăng lượng đường trong máu khi bị hạ đường huyết
4 dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao
6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng đường huyết tăng cao
5 cách tự nhiên để điều chỉnh lượng đường trong máu
Kiểm soát lượng đường trong máu rất quan trọng, đặc biệt với người đang phải sống chung với bệnh đái tháo đường type 2. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của sự thay đổi đường huyết là gây ra các biến chứng sức khỏe liên quan đến bệnh đái tháo đường như đột quỵ, bệnh tim và tổn thương thần kinh.
Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu dưới đây, hãy đi khám ngay để được bác sỹ kiểm tra và có biện pháp hỗ trợ phù hợp:
Đi tiểu nhiều và khát nước
Khát nước là một trong những dấu hiệu của đường huyết mất ổn định
Đi tiểu thường xuyên là một trong những triệu chứng điển hình khi lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân là do, đường huyết cao sẽ khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ đường thừa ra khỏi cơ thể.
Do đi tiểu thường xuyên, cơ thể trở nên mất nước khiến bạn cảm thấy khát nước nhiều hơn. Bạn cũng có thể bị choáng váng, chóng mặt, khô miệng khi lượng đường trong máu không ổn định.
Đường huyết mất ổn định cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng Giảm cân. Cơ thể không hấp thụ được glucose cũng dẫn đến tình trạng bị giảm cân nhanh chóng. Điều này, dễ nhận thấy ở những bệnh nhân đái tháo đường type 1. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy cơ bắp yếu dần và thường xuyên bị ngã hơn.
Mệt mỏi
Đường huyết không ổn định dẫn đến tình trạng mệt mỏi
Lượng đường trong máu không ổn định dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Khi cơ thể bạn không xử lý insulin đúng cách hoặc không có đủ insulin, đường trong máu không được chuyển đến các tế bào sử dụng làm năng lượng, do đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, đi tiểu thường xuyên có thể dẫn đến mất nước, đây cũng là một yếu tố góp phần khiến người bệnh mệt mỏi.
Giảm thị lực và đau đầu
Theo Trung tâm Đái tháo đường Joslin (Boston, Mỹ), lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến võng mạc trong mắt bị sưng do chất lỏng bị rò rỉ vào trong. Điều này khiến nó không thể lấy nét chính xác, gây ra hiện tượng mờ mắt, bạn sẽ gặp khó khăn trong công việc, lái xe và thường xuyên đau đầu.
Dễ nhiễm trùng
Theo Viện Quốc gia về bệnh đái tháo đường của Mỹ, các bệnh lý về tiêu hóa và bệnh thận, các vết cắt, vết xước, vết bầm tím và các vết thương khác chậm lành hơn khi lượng đường trong máu không kiểm soát. Bệnh đái tháo đường gây ra tổn thương dây thần kinh và ảnh hưởng đến tuần hoàn, đặc biệt là ở bàn chân, có thể trì hoãn việc làm lành các vết thương.
Tê, ngứa râm ran
Thường xuyên bị tê tay dấu hiệu cho thấy đường huyết đang mất kiểm soát
Lượng đường trong máu không được kiểm soát gây tổn thường dây thần kinh trên toàn cơ thể, người bệnh có cảm giác ngứa ran, tê ở tay hoặc chân.
Mụn nước, màu da thay đổi
Các vùng da dày, sẫm màu có thể hình thành ở cổ, tay, nách, mặt và các vùng khác, đây là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin. Ngoài ra, mụn nước, nhiễm trùng, khô, ngứa, đổi màu và các bất thường khác trên da đều là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao. Người bệnh nên đến gặp bác sỹ nếu có những dấu hiệu này.
Nướu bị sưng hoặc chảy máu
Theo Viện Quốc gia về bệnh đái tháo đường của Mỹ, bệnh nướu răng là biến chứng của bệnh đái tháo đường. Nước bọt có chứa nhiều glucose và khi chứa càng nhiều thì càng có nhiều vi khuẩn kết hợp với thức ăn trong miệng tạo nên mảng bám và gây ra bệnh về nướu. Ban đầu, các triệu chứng có thể bao gồm đỏ hoặc nướu bị viêm.
Theo Mayo Clinic, nếu triệu chứng đó không được điều trị kịp thời, chúng có thể tiến triển thành viêm nha chu, khiến nướu bị tụt ra, xuất hiện mủ hoặc loét.
Bình luận của bạn