Chăm sóc người thân bị cúm khiến bạn cũng có nguy cơ cao lây bệnh
Infographic: Phân biệt cảm lạnh và cúm, khi nào cần đi khám?
Sự khác nhau giữa cảm lạnh và cúm: Hiểu đúng để điều trị đúng
12 bí mật để không bao giờ bị cảm lạnh và cảm cúm
Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh và cúm thế nào để bé nhanh khỏe?
Hãy thực hiện các cách phòng ngừa cúm dưới đây để đảm bảo sức khỏe khi chăm sóc người thân bị bệnh:
Cho người bệnh dùng khăn giấy, cốc giấy
Virus cúm có thể bám lại lâu trong các vật dụng như cốc hay khăn mặt. Do đó, tốt hơn hết hãy cho người bệnh dùng các loại khăn giấy, cốc giấy và bỏ đi sau khi sử dụng.
Rửa tay thường xuyên
Vi khuẩn, virus trên tay có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi bạn chạm tay vào mắt hoặc miệng. Do đó, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chăm sóc cho người thân bị ốm.
Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa cúm khi chăm sóc người thân bị bệnh
Duy trì khoảng cách an toàn với những người có nguy cơ cao mắc bệnh
Bệnh cúm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Tốt hơn hết, hãy giữ khoảng cách giữa người bệnh với những đối tượng này để phòng ngừa cúm cho họ. Nếu buộc phải tiếp xúc với người bệnh, người nhà nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để đảm bảo sức khỏe.
Nên hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người thân bị cúm
Thường xuyên dùng thuốc khử trùng
Để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan, bạn nên xịt thuốc khử trùng lên máy tính, điện thoại, tay nắm cửa, những nơi mọi người đều hay chạm tay vào.
Tiêm phòng cúm
Tốt hơn hết, bất cứ ai trên 6 tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hen suyễn và người có hệ miễn dịch yếu đều nên tiêm phòng cúm hàng năm.
Bình luận của bạn