Trẻ bị điếc bẩm sinh, nếu không được can thiệp y tế kịp thời sẽ bị câm
Trẻ bị điếc sẽ bị câm?
Trẻ nghe kém khi bị viêm tai giữa thì sau này có bị điếc không?
Điếc đột ngột ở người cao tuổi có dùng được TPCN Kim Thính?
Thính giác ở trẻ em cần hết sức được chú ý, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả cuộc đời của trẻ. Nếu trẻ không nghe được các cuộc đối thoại thì có nghĩa trẻ sẽ không bao giờ biết nói. Vì thế, trẻ cần được phát hiện và điều trị sớm. Khi có sự can thiệp kịp thời thông qua các thiết bị cấy, ghép... sẽ giúp trẻ sớm phục hồi chức năng để có thể nói khi ở tuổi lên 5.
Nếu bạn nhận thấy, con của bạn không chú ý tới những lời nói của bạn, hay các âm thanh trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần đưa con đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra thính giác của trẻ.
TS. KK Handa, Chủ tịch Cục Tai mũi họng và Phẫu thuật Cổ đầu tại Medanta - The Medicity, Gurgaon (Ấn Độ) cho biết: Ốc cấy tai là một thiết bị điện tử được sử dụng để điều trị cho trẻ em khoảng 7 tuổi được chẩn đoán là bị điếc sâu. Ốc cấy tai cũng có thể được thực hiện cho người lớn bị tai nạn, gây điếc.
Bạn đã biết về thiết bị ôc cấy tai?
Để cấy ốc vào tai cần phải thực hiện phẫu thuật nhỏ. Ốc cấy tai có 2 phần chính. Một bộ phận vi xử lý nằm phía sau tai của người bệnh và một thiết bị thu được cấy ghép dưới da ở gần tai.
Sau khi được cấy ghép khoảng 2 tuần, thiết bị sẽ được bật. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng, thiết bị cấy ghép có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ và trẻ có thể làm hỏng nó. Tuy nhiên, ốc cấy tai giúp chúng ta nghe được các âm thanh một cách tự nhiên. Sau khi được cấy ghép, trẻ sẽ rất thích thiết bị này. Bởi, nó giúp trẻ nghe được các âm thanh của cuộc sống và đặc biệt là tiếng nói của cha, mẹ...
Phẫu thuật cấy ghép ốc này cho trẻ như thế nào?
Phẫu thuật để cấy ghép ốc tai là một phẫu thuật nhỏ, đơn giản, được thực hiện tại các khoa tai-mũi-họng tại các bệnh viện, phòng khám. Bạn nên lựa chọn bệnh viện uy tín để thực hiện phẫu thuật cho trẻ. Nếu bé bị điếc bẩm sinh thì việc kích hoạt ốc tai nghe sau khi phẫu thuật sẽ tạo cho trẻ trải nghiệm lần đầu tiên nghe được âm thanh. Tuy nhiên, sự giao tiếp với trẻ bằng giọng nói là vô cùng quan trọng, khi trẻ nghe được sau thời gian dài bị điếc. Vì thế, cha mẹ cần giao tiếp, dạy cho trẻ biết nói.
Phương pháp cấy ốc tai điện tử đã xuất hiện từ những năm 1970
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa máy trợ thính và ốc cấy ghép tai. Bởi, trước đây, người bị điếc nhẹ thường sử dụng máy khuếch đại âm thanh. Việc cấy ốc tai điện tử phức tạp hơn và hoạt động trực tiếp với dây thần kinh thính giác và não. Ốc cấy tai điện tử kích thích dây thần kinh và tín hiệu được truyền vào não. Bộ phận xử lý (bộ phận nằm phía sau tai) của ốc tai trông giống như một máy trợ thính, nhưng nó thực sự là một máy tính nhỏ, giúp thay đổi các tín hiệu âm thanh giúp người bị điếc sâu nghe được.
Bình luận của bạn