Làm sao để phòng ngừa suy tim - căn bệnh của thế kỷ 21?

Suy tim xảy ra khi trái tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả

Gợi ý chế độ ăn ít muối cho người bệnh suy tim

Đi bộ giúp phụ nữ giảm nguy cơ suy tim

Ngừng tim, đau tim và suy tim khác nhau thế nào?

Nước ép củ dền có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh suy tim

Các dấu hiệu bệnh suy tim thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm phế quản, viêm đường hô hấp… Đây là lý do người bệnh suy tim thường chỉ phát hiện khi bệnh đã trở nặng, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tạng. Để phòng ngừa suy tim, bạn nên nắm rõ một số kiến thức sau đây:

Suy tim - căn bệnh của thế kỷ 21

Do tỷ lệ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì đang có xu hướng gia tăng, số người bệnh suy tim cũng gia tăng nhanh chóng. Theo dự đoán của Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ, tính tới năm 2030, số ca mắc bệnh suy tim có thể tăng tới 46%.

BS. Peter Hoagland - Bệnh viện Sharp Memorial (Mỹ) cho biết: “Có thể nói suy tim là căn bệnh của thế kỷ 21. Dù tỷ lệ sống sót của người bệnh đã tăng cao so với 30 năm trước đây, tuy nhiên số bệnh nhân mới vẫn liên tục tăng cao”.

Suy tim xảy ra khi tim bị suy yếu, không còn khả năng bơm máu hiệu quả

Peter Hoagland cho biết thêm, cách phòng ngừa suy tim tốt nhất là giảm tỷ lệ mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì. Để làm được điều này, mỗi người nên chủ động có chế độ ăn uống lành mạnh (ăn ít muối, ít chất béo), duy trì trọng lượng khỏe mạnh bằng cách tập thể dục hàng ngày, không hút thuốc lá hay uống rượu bia…

Chú ý tới các dấu hiệu suy tim

Các dấu hiệu bệnh suy tim thường dễ bị nhầm với các căn bệnh đường hô hấp khác, do đó nếu thấy bản thân có những triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo suy tim bao gồm: Hay bị khó thở khi thực hiện các hoạt động thường ngày; Khó thở khi nằm; Tăng cân bất thường, cộng với tình trạng sưng, phù nề bàn chân, mắt cá chân, bụng; Hay cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Suy tim có thể điều trị được không?

Sau khi kiểm tra các triệu chứng của bạn, bác sỹ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ 2 loại hormone được sản sinh khi tim bị suy yếu. Nếu nồng độ 2 hormone này tăng cao đáng kể, bạn sẽ bắt đầu được điều trị suy tim.

BS. Peter Hoagland cho biết: “Ban đầu, người bệnh suy tim sẽ được sử dụng các loại thuốc lợi tiểu để giảm lượng chất lỏng tích tụ trong cơ thể. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng không giúp khắc phục tình trạng suy yếu của cơ tim”.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, khi bị suy tim, một vài hormone nhất định có thể chuyển sang "tấn công" trái tim. Nếu có thể ngăn chặn, vô hiệu các hormone này, người bệnh suy tim có thể kiểm soát bệnh và sống lâu hơn.

Với những người bệnh tim mạch chưa bị suy tim hoặc đang có dấu hiệu suy tim, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ cũng nên kết hợp thêm các biện pháp không dùng thuốc như chế độ ăn khoa học (ăn giảm muối, giảm mỡ, nhiều rau xanh, trái cây), tập thể dục vừa sức và đặc biệt là sử dụng các sản phẩm chuyên biệt trong phòng và hỗ trợ điều trị suy tim có nguồn gốc từ thảo dược.

Trong đó, lựa chọn tối ưu là những sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả và mức độ an toàn trên người bệnh suy tim.

Vi Bùi H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch