Viêm loét dạ dày - căn bệnh xã hội hiện đại

Theo PGS.TS Đào Văn Long, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, đau dạ dày hay nói chính xác là viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng… còn được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại.

Sự thay đổi về lối sống, chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến những cơn đau dạ dày


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày như do ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ, do căng thẳng thần kinh, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, uống nhiều rượu bia và các chất kích thích, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày với viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị; nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tiền sử gia đình có cha mẹ, anh, chị em, hoặc con cái của một người có tiền sử ung thư dạ dày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Những bệnh liên quan đến dạ dày luôn tiềm ẩn nguy cơ ung thư nhưng những biểu hiện của bệnh đau dạ dày với ung thư dạ dày khó phát hiện nên nhiều người nhầm tưởng chỉ là đau dạ dày đơn thuần nên chủ quan. Triệu chứng lâm sàng của 2 bệnh đều là đau rát vùng thương vị, đầy bụng, khó tiêu, chỉ chẩn đoán phân biệt khi nội soi dạ dày để quan sát tổn thương và lấy mẫu tế bào sinh thiết, làm các xét nghiệm khác.

Để phòng ngừa bệnh dạ dày, mỗi người nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thói quen dùng bia rượu, ăn nhiều đồ nướng, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, thiếu hoạt động thể chất, hoặc béo phì..

Bên cạnh đó, theo lương y Vũ Quốc Trung, bệnh đau dạ dày cũng có thể điều trị bằng những vị thuốc Đông y. Người đau dạ dày có thể hàng ngày dùng mật ong và nghệ được sử dụng để chữa đau dạ dày. Nghệ là dược liệu có tác dụng sinh cơ, làm lành vết thương.

Riêng đối với việc phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp cách tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch.

Đối với những người đã mắc bệnh cần hạn chế căng thẳng. Nên xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, thời gian biểu thích hợp. Trong quá trình điều trị nên thực hiện theo những chỉ dẫn của thầy thuốc.

Còn theo PGS.TS Đào Văn Long, khi thấy có dấu hiệu của bệnh đau dạ day như đau bụng, thường là phần trên của bụng, từ rốn trở lên đến phía dưới các xương sườn, buồn nôn, đôi khi ói mửa, chán ăn, đầy hơi… cần đến các cư sở y tế để khám bệnh.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa