- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Những gì bạn ăn và cách bạn đối phó với căng thẳng đều có thể gây rối loạn nhịp tim
Bạn biết gì về bệnh rối loạn nhịp tim nhanh rung nhĩ?
Infographic: Rung nhĩ ảnh hưởng thế nào tới cơ thể bạn?
Ăn chocolate đen có thể giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim
3 lý do người bị rối loạn nhịp tim nhanh nên tập yoga
Uống nhiều rượu bia
Theo nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí American College of Cardiology, tiêu thụ một lượng lớn đồ uống có cồn trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây ra cơn rối loạn nhịp tim. Với những người uống rượu bia thường xuyên, nguy cơ rối loạn nhịp tim cũng cao hơn những người bình thường.
Đồ uống có cồn có thể làm hạ huyết áp, khiến tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, rượu bia có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh thực vật, gây tổn thương các tế bào giữ ổn định nhịp tim.
Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim
Uống nhiều đồ uống có chứa caffeine
Caffeine có trong các loại nước tăng lực, cà phê, trà... có liên quan tới tình trạng rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp, đặc biệt là với những người nhạy cảm với caffeine.
Căng thẳng, stress
Tình trạng căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng tới nhịp tim, do đó, căng thẳng, stress kéo dài không được điều trị có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, trống ngực, hồi hộp. Bạn có giảm căng thẳng tự nhiên bằng cách ngồi thiền, tập thể dục, thực hiện các bài tập thở… để ổn định nhịp tim.
Căng thẳng, stress có thể khiến bạn thấy hồi hộp, trống ngực
Một sự kiện đau buồn, bất ngờ như có người thân qua đời, chia tay… cũng có thể gây nên hội chứng “trái tim tan vỡ” khiến tim đập nhanh, rối loạn nhịp. Các triệu chứng này thông thường sẽ tự hết sau một vài tuần và không gây ảnh hưởng lâu dài.
Trào ngược acid
Nhiều người bị trào ngược acid dạ dày - thực quản cũng dễ dẫn tới tình trạng trống ngực, nhịp tim nhanh do lớp màng ngoài tim bị tổn thương. Nếu tình trạng trống ngực xảy ra sau khi ăn, khi bạn ngủ buổi tối hay đi kèm cùng cơn ợ nóng… rất có thể bạn đã bị rối loạn nhịp tim do trào ngược acid dạ dày.
Mất nước, thiếu nước
Không uống đủ nước trong ngày có thể dẫn tới hạ huyết áp và mất cân bằng điện giải. Tình trạng này khiến tim phải hoạt động vất vả hơn, khiến bạn có cảm giác tim “lỗi nhịp”. Tốt hơn hết, hãy uống đủ 7 - 8 cốc nước/ngày để phòng ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim.
Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều, đặc biệt ăn nhiều chất béo có thể khiến dạ dày trở nên “căng thẳng”, khiến cơ thể phải dồn máu tới dạ dày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Điều này có thể kích hoạt cơn rối loạn nhịp tim ở người bệnh.
Tác dụng phụ của thuốc
Những người đang dùng các loại thuốc trầm cảm, tăng động giảm chú ý… có thể gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim như một trong các phản ứng phụ. Một nghiên cứu năm 2011 đăng trên Tạp chí BMJ cho thấy, thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) - một trong các loại thuốc giảm đau thông thường cũng có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ, nhịp tim nhanh.
Vi Bùi H+ (Theo Health)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực cho người rối loạn nhịp tim nhanh.
Bình luận của bạn