- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Triệu chứng của rung nhĩ và cơn hoảng loạn đôi khi khá giống nhau
Nhịp tim nhanh: Ăn gì để giảm?
Tim đập nhanh do lựa chọn thực phẩm không đúng cách
7 mẹo quản lý cảm xúc khi bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim
Những người bị rối loạn nhịp tim nhanh nên bổ sung vitamin gì?
BS. John Day từ Trung tâm Y tế Intermountain (Mỹ) cho biết: “Rung nhĩ (một dạng rối loạn nhịp tim nhanh phổ biến) và cơn hoảng loạn có nhiều triệu chứng giống nhau. Cả hai đều có thể đột ngột xuất hiện, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, đau tức ngực, trống ngực, chóng mặt…”.
Vậy làm sao các bác sỹ phân biệt được rung nhĩ và một cơn hoảng loạn?
Một cơn hoảng hoạn có thể kéo dài từ vài phút đến 1 giờ. Các cơn rối loạn nhịp tim nhanh có thể kéo dài 5 giây cho tới khi bạn sử dụng thuốc hoặc được điều trị. Tuy nhiên điều này vẫn chưa thể phân biệt rõ 2 tình trạng này.
Một trong các khác biệt nằm ở chỗ: Cơn rung nhĩ thường bắt đầu và ngừng lại một cách đột ngột, trong khi đó nhịp tim của bạn sẽ từ từ trở lại bình thường khi bạn bị hoảng loạn.
Khi bị rung nhĩ, tim sẽ đập nhanh và không đều
Khi bị rung nhĩ, nhịp tim của bạn có thể thay đổi rất thất thường. “Bạn có thể cảm thấy 2 - 3 nhịp tim đập rất nhanh, sau đó tới 2 - 3 nhịp tim chậm hơn và cứ như vậy”, BS. John Day nói. “Ngược lại, khi bị hoảng loạn, tim của bạn đập nhanh nhưng vẫn đều đặn”.
Ngoài ra, khi bị hoảng loạn, người bệnh có thể cảm thấy thế giới xung quanh không có thực, họ sợ mình có thể phát điên… Những người bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh sẽ không có các cảm giác này.
Bạn đã từng bị trầm cảm trong quá khứ?
Thông thường, các cơn hoảng loạn có thể xuất hiện nếu bạn từng bị lo lắng, trầm cảm hoặc các vấn đề rối loạn tâm thần khác trong quá khứ. Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị một cơn hoảng loạn trước đây, tình trạng này sẽ rất dễ xảy ra thêm một (vài) lần nữa.
Độ tuổi của bạn cũng có thể ảnh hưởng
Nhiều Phụ nữ trẻ trong độ tuổi 20, 30 thường hay bị rối loạn nhịp nhanh. Tình trạng này cũng thường bị nhầm thành cơn hoảng loạn do những người trẻ thường tự cho rằng mình khỏe mạnh và không nghĩ tới nguy cơ bệnh tim mạch cho tới khi họ nhiều tuổi hơn.
Tốt hơn hết bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sỹ
Dù một cơn hoảng loạn sẽ không đe dọa tới tính mạng của bạn, tình trạng rung nhĩ, rối loạn nhịp tim lại cần được điều trị ngay để phòng ngừa các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Chính vì vậy, nếu thấy đau tức ngực, trống ngực nhưng không chắc chắn về tình trạng của mình, hãy đi khám ngay.
Nếu các bác sỹ nghi ngờ bạn bị rối loạn nhịp tim, bạn sẽ được yêu cầu dùng thuốc, thay đổi lối sống lành mạnh để có thể ổn định nhịp tim tốt hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng trống ngực, hồi hộp, khó thở... ở người bị rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, rối loạn thần kinh tim, ngoại tâm thu...
Bình luận của bạn