13 thay đổi nên làm để tuổi 40 khỏe đẹp rạng ngời

Tin tốt là bằng cách thay đổi lối sống, bạn có thể ngăn chặn hầu hết các vấn đề sức khỏe tuổi 40.

Hay quên, mất tập trung sau tuổi 40: Cách nào khắc phục?

Chăm sóc sức khỏe tuổi 40: Cần khám sức khỏe định kỳ những gì?

4 mẹo giảm cân hiệu quả sau tuổi 40

Phụ nữ mãn kinh trước tuổi 40 dễ bị gãy xương

Bổ sung thêm calci

Khi bước vào độ tuổi 40, mật độ xương của bạn sẽ có xu hướng giảm dần. Calci có vai trò giữ cho hệ xương khớp chắc khỏe. Chính vì vậy bổ sung 1.000 - 1.200 mg calci mỗi ngày sẽ giúp củng cố hệ xương khớp, làm giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Bạn nên tăng cường bổ sung calci từ thực phẩm, đồng thời bổ sung đủ vitamin D để cơ thể có thể hấp thụ calci tốt hơn.

Tập thể dục 

Thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp thường xuyên giúp ngăn ngừa mất cơ bắp, thậm chí tăng khối lượng cơ khi bạn bước vào tuổi 40. Hãy thử tập bodyweight (như các bài tập xà, tập chống đẩy... không cần dụng cụ) để có được vóc dáng đẹp, cơ bắp săn chắc khỏe mạnh.

Bạn cũng có thể tập cardio (các bài tập tốt cho tim mạch) nhưng đừng tập quá sức. Ví dụ, đạp xe quá sức có thể gây ra các tổn thương cho đầu gối.

Giữ ổn định đường huyết

Thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế có thể làm đường huyết tăng cao

Đường huyết quá cao hay quá thấp đều có thể gây đề kháng insulin, khiến bạn hay mệt mỏi, nhức đầu. Hãy kiểm soát đường huyết tốt bằng cách tránh các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế.

Tăng cường các chất chống oxy hóa

Các gốc tự do trong cơ thể có thể phá hủy các tế bào, là một trong những nguyên nhân khiến bạn già nhanh. Ăn nhiều rau củ, trái cây và các loại thảo mộc sẽ giúp chống lại các gốc tự do này.

Ăn đủ chất xơ

Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cải thiện hoạt động nhu động ruột, giảm lượng cholesterol có hại và giúp ổn định đường huyết. Phụ nữ trên 40 tuổi nên bổ sung 25 gr chất xơ, nam giới nên bổ sung 38 gr chất xơ/ngày.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá gây ảnh hưởng tiêu cực tới mọi độ tuổi. Đặc biệt, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, sa sút trí tuệ…

Hút thuốc có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe phụ nữ trên 40

Lưu ý các vấn đề tuyến giáp

Sau 40 tuổi, bạn sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề tuyến giáp cao hơn. Chính vì vậy, đừng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo như mệt mỏi, tăng cân đột ngột, da khô…

Co duỗi cơ bắp thường xuyên

Bước vào độ tuổi 40, đa số mọi người sẽ dần bị cứng cơ và các khớp. Co duỗi cơ bắp có thể giúp thư giãn các cơ, giúp giảm đau xương khớp.

Khám sức khỏe định kỳ

Sau 40 tuổi, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phòng ngừa, phát hiện sớm một số bệnh nguy hiểm. Cũng đừng bỏ qua những vấn đề sức khỏe của bản thân mà hãy chủ động đi khám nếu cần thiết.

Bổ sung kali

Kali có trong chuối, rau chân vịt, khoai tây (cả vỏ) và quả bơ có thể giúp làm giảm nguy cơ tăng huyết áp khi về già.

Bổ sung vitamin B12

Vitamin B12 có thể giúp giữ cho da, tóc và các tế bào máu khỏe mạnh. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vitamin B12 sẽ giảm dần theo độ tuổi. Chính vì vậy bạn nên tăng cường ăn các loại thịt gia cầm, trứng, cá, các sản phẩm từ sữa…

Đi bộ nhiều hơn, đi xe ít hơn

Đi bộ thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp bạn đốt cháy calorie dư thừa. Chính vì vậy hãy đi bộ đi siêu thị, đi chợ gần nhà thay vì đi xe. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng đi bộ 15 phút mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ loãng xương.

Ăn ít đi

Những người trên 40 tuổi cũng cần ít calorie hơn so với khi còn trẻ. Ăn ít hơn sẽ giúp bạn bổ sung lượng calorie vừa phải, làm giảm các nguy cơ bệnh tật do thừa cân, béo phì.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp