Dấu hiệu nhiễm nấm chị em không nên chủ quan

Nhiễm nấm Candida vùng kín gây kích ứng, ngứa dữ dội

7 dưỡng chất phụ nữ ngoài 40 cần bổ sung để trẻ lâu, khỏe mạnh

“Ngày đèn đỏ” phản ánh nhiều điều về sức khỏe phái đẹp

Nhịn ăn gián đoạn: Kẻ thù hay đồng minh của chị em ở tuổi sinh sản?

Nhóm thực phẩm có lợi cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Dấu hiệu cảnh báo nhiễm nấm âm đạo

Nhiễm nấm âm đạo xảy ra khi nấm men Candida phát triển quá mức trong môi trường vùng kín. Thông thường, ở vùng tam giác của chị em có vi khuẩn Lactobacillus giúp kiểm soát sự phát triển của nấm. Nhưng khi có sự mất cân bằng trong hệ vi sinh, các vi khuẩn này sẽ không hoạt động hiệu quả, dẫn đến tình trạng nấm phát triển mạnh.

Nhiễm nấm âm đạo gây ra triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với những vấn đề phụ khoa khác như viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây qua đường tình dục, hoặc hội chứng tiết niệu – sinh dục do mãn kinh.

Dù vậy, việc nhận diện một số dấu hiệu sớm giúp chị em kịp thời tìm đến bác sĩ. Dưới đây là những biểu hiện phụ nữ không nên phớt lờ:

  • Ngứa, nóng rát, đau hoặc kích ứng vùng âm hộ
  • Đau khi đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Khí hư đặc, màu trắng, không mùi (vón cục như phô mai)
  • Âm đạo đỏ, sưng
  • Phụ nữ mãn kinh sau tuổi 50 có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn như ngứa dữ dội, sưng tấy, đỏ rát do mô âm đạo bị khô và mỏng đi.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm âm đạo

Lượng đường trong máu cao tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển

Lượng đường trong máu cao tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo từ thói quen sử dụng thuốc, thay đổi hormone, tình trạng bệnh nền đến lối sống hàng ngày.

- Đái tháo đường: Đường huyết tăng cao tạo điều kiện cho nấm phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng.

- Bệnh lý nền: Các tình trạng làm suy giảm hệ miễn dịch như ung thư cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.

- Dùng kháng sinh: Kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn xấu lẫn vi khuẩn có lợi cho môi trường âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.

- Tăng estrogen: Khi dùng liệu pháp hormone thay thế có chứa estrogen cho phụ nữ mãn kinh, hormone này có thể thúc đẩy nấm phát triển.

- Mãn kinh: Ở chiều ngược lại, hormone estrogen ở tuổi ngoài 50 suy giảm, làm thay đổi pH âm đạo, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng. Da vùng âm đạo cũng có thể mỏng hơn, làm tăng nguy cơ bị nấm tấn công.

Xử lý nhiễm nấm âm đạo ra sao?

Không chỉ khó phát hiện, nhiễm nấm âm đạo còn dễ tái phát do không được điều trị triệt để. Ngay cả sau khi điều trị thành công, vùng âm đạo có thể vẫn còn kích ứng do viêm. Hiện tượng này dễ xảy ra ở phụ nữ mãn kinh, do lượng estrogen thấp khiến vùng da này dễ nhạy cảm.

Chị em nên tuân thủ phác đồ thuốc mà bác sĩ đưa ra. Trong thời gian chờ thuốc phát huy tác dụng, nên mặc đồ lót bằng cotton thoáng khí, không để vùng kín ẩm ướt. Hạn chế mặc đồ bó sát. Hàng ngày nên rửa sạch vùng kín bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh bác sĩ khuyên dùng. Không nên dùng sản phẩm tẩy rửa mạnh.

 
Quỳnh Trang (Theo Woman's World)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa