Kinh nguyệt bất thường có thể liên quan đến bệnh lý phụ khoa
Thực hư ăn bít tết bổ máu cho "ngày đèn đỏ"
Ngày Dân số Thế giới 2025: Trao quyền cho thanh niên
Cải thiện tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều sau sinh
Những lầm tưởng thường gặp về vô sinh ở nam giới
Chu kỳ kinh nguyệt thế nào là bất thường?
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ gồm 4 giai đoạn: Hành kinh, nang noãn, rụng trứng và hoàng thể, bình thường có thể dao động từ 21 đến 35 ngày. Kỳ kinh hay “ngày đèn đỏ” diễn ra ở đầu chu kỳ. Mỗi chị em có thể cảm nhận triệu chứng khác nhau, nhưng những biểu hiện phổ biến trong giai đoạn hành kinh là đau bụng dưới, đầy bụng, ngực căng tức, tâm trạng thất thường, nổi mụn, nhức đầu, mệt mỏi.
Kinh nguyệt được coi là bất thường khi có những dấu hiệu cảnh báo sau:
- Máu kinh ra quá nhiều (phải thay băng vệ sinh mỗi 1–2 giờ, ra máu cục lớn, kéo dài hơn 7 ngày): Có thể gây mệt mỏi, thiếu máu. Nguyên nhân có thể do u xơ tử cung, rối loạn nội tiết, hoặc bệnh lý khác.
- Kinh ra quá ít hoặc mất kinh: Có thể liên quan đến căng thẳng, luyện tập quá mức, thay đổi cân nặng hoặc các vấn đề phụ khoa.
- Màu máu kinh khác thường: Màu đỏ tươi, đỏ sẫm hay nâu là bình thường. Nhưng nếu thấy màu xám hoặc cam, nên kiểm tra vì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
- Chu kỳ thay đổi khác thường: Máu ra ít/hơn, thời gian lệch nhiều, đau bụng bất thường… cũng là dấu hiệu nên trao đổi với bác sĩ.
Bất cứ thay đổi nào trong chu kỳ kinh nguyệt đều có thể liên quan đến sức khỏe sinh sản: Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, nhiễm trùng lây qua đường tình dục… Rối loạn ăn uống, luyện tập quá sức, bệnh tuyến giáp hay đái tháo đường cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
Nếu gặp những tình trạng trên, chị em nên sớm đi khám ở cơ sở chuyên khoa. Việc nói về kinh nguyệt đôi khi bị xem là “tế nhị”, khiến nhiều người bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm.
Chu kỳ kinh nguyệt có thay đổi theo thời gian không?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là hiện tượng bình thường, nhưng các bạn nữ vẫn cần theo dõi chu kỳ
Chu kỳ kinh nguyệt biến đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời:
- Tuổi dậy thì (9-15 tuổi): Chu kỳ thường chưa đều, có thể có tháng không có kinh hoặc ra nhiều ít thất thường.
- Giai đoạn trưởng thành (20-30 tuổi): Kinh nguyệt thường ổn định hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai, căng thẳng, bệnh lý như buồng trứng đa nang (PCOS) hay u xơ vẫn có thể làm rối loạn chu kỳ.
- Mang thai và sau sinh: Kinh nguyệt dừng khi có thai và sẽ quay lại ở thời điểm vài tuần đến vài tháng sau sinh, đặc biệt nếu chị em không cho con bú.
- Tiền mãn kinh (ngoài 40 tuổi): Nội tiết tố nữ thay đổi, khiến chu kỳ kinh vốn ổn định lại trở nên thất thường. Nhiều chị em gặp thêm các triệu chứng như bốc hỏa, tâm trạng bất ổn.
- Mãn kinh: Xảy ra khi chị em không có kinh suốt 12 tháng liên tiếp. Sau thời điểm này, nếu còn ra máu (xuất huyết âm đạo), cần đi khám.
Làm sao để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt?
Việc theo dõi chu kỳ và các triệu chứng đi kèm rất hữu ích cho chị em trong quá trình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hiện nay có nhiều ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép theo dõi ngày có kinh, thời gian kéo dài, lượng máu và triệu chứng.
Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện và giấc ngủ phù hợp với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt để hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần.
Bình luận của bạn