Nhiều người vẫn còn hiểu sai về hội chứng buồng trứng đa nang
8 thực phẩm có thể là "thủ phạm" gây ra buồng trứng đa nang
6 điều bạn chưa biết về hội chứng buồng trứng đa nang
Siêu âm có phát hiện được buồng trứng đa nang không?
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang nên uống rượu vang
Đái tháo đường gây hội chứng buồng trứng đa nang
Trên thực tế, hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân dẫn tới các thay đổi nội tiết tố, gây kháng insulin. Điều này khiến cho người phụ nữ tăng cao nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 khi về già.
Phụ nữ gầy không bị mắc PCOS
Mặc dù đa số phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang là những người thừa cân, béo phì, những người gầy vẫn có thể mắc PCOS (dù khá hiếm gặp). Tốt hơn hết, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào, bạn nên đến khám bác sỹ để được xét nghiệm lượng hormone, chụp CT, MRI để được chẩn đoán chính xác nhất.
Phụ nữ gầy vẫn có thể mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Tất cả những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang đều có triệu chứng giống nhau
Thừa cân, rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, trễ kinh…) là các dấu hiệu chung phổ biến ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng có thể trải qua tình trạng lông, tóc phát triển không bình thường do các thay đổi hormone trong cơ thể. Khi các hormone nam tăng vượt trội, một số phụ nữ có thể xuất hiện đường ria mép, mọc lông trên mặt, bụng và đùi. Thêm vào đó, một số người có thể bị rụng tóc, khiến vùng chân tóc ở trán mỏng đi đáng kể.
Không có u nang buồng trứng đồng nghĩa với không mắc PCOS
Trong một số trường hợp, các u nang không được hiển thị qua quét siêu âm thông thường, khiến người phụ nữ tin rằng mình không hề mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh nguyệt không đều hay có các dấu hiệu khác của PCOS, hãy thử đề nghị bác sỹ siêu âm qua âm đạo. Biện pháp này có độ chính xác cao, có thể hiển thị rõ các u nang buồng trứng trong trường hợp mang bệnh.
Siêu âm thường có thể không hiển thị được các u nang buồng trứng
Một người phụ nữ mắc PCOS không thể có con
Hội chứng buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành trứng và rụng trứng, dẫn tới vô sinh. Tuy nhiên, vẫn có những bệnh nhân có thể thụ thai mà không cần thụ tinh nhân tạo.
Vô sinh chỉ thực sự là vấn đề đáng lo với những phụ nữ có buồng trứng lớn, không có kinh nguyệt, nhiều u nang và bị rậm lông trong độ tuổi 20 – 23. Trong những trường hợp này, bạn có thể cần thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc kích thích rụng trứng.
Họ cũng cần được đánh giá chức năng buồng trứng thường xuyên để chắc chắn thuốc có hiệu quả. Nếu biện pháp này vẫn không có hiệu quả, thụ tinh ống nghiệm là lựa chọn cuối cùng.
Có thể chữa khỏi PCOS
Hội chứng buồng trứng đa nang có thể được kiểm soát và điều trị, nhưng không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, cũng như những tình trạng sức khỏe bạn đang gặp phải. Do đó, nếu bạn bị béo phì, đái tháo đường hay các bệnh tuyến giáp, kiểm soát tốt các bệnh này cũng sẽ giúp đối phó với PCOS.
Hội chứng buồng trứng đa nang cũng mang tính di truyền. Chính vì vậy, bạn nên chú ý tới những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt nếu mẹ/chị của bạn đã mắc PCOS. Khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn